Đời sống

Tác hại khó lường của thức ăn nhanh ít ai ngờ tới

Hiện nay thức ăn nhanh được coi là ‘cứu cánh” cho những gia đình thường xuyên bận rộn không có thời gian nấu nướng. Tuy nhiên loại thực phẩm này lại tiềm ẩn nhiều tác hại cho sức khỏe.

Top 10 dấu hiệu cảnh bảo cơ thể bạn đang chứa nhiều độc tố / Cách làm kim chi củ cải muối giòn ngon, chuẩn vị Hàn

Thức ăn nhanh là lựa chọn phổ biến của nhiều người, đặc biệt là trong nhịp sống tất bật như hiện nay. Ngon miệng, tiện lợi, không tốn nhiều thời gian chế biến, đây là những điều ai cũng biết về thức ăn nhanh nhưng những nguy hại về sức khỏe đằng sau món ăn thì lại ít được biết đến.

Không có giá trị dinh dưỡng

Những thực phẩm này thường có hàm lượng calo cao nhưng ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Khi thức ăn nhanh thường xuyên thay thế thức ăn bổ dưỡng trong chế độ ăn uống, nó có thể dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng, sức khỏe kém và tăng cân.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Hầu hết thức ăn nhanh chứa nhiều carbohydrate và có ít hoặc không có chất xơ. Chế độ ăn ít chất xơ có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như táo bón và bệnh viêm ruột thừa, cũng như giảm vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Nếu tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng trở lại. Theo thời gian, những đợt tăng đột biến insulin có thể khiến làm tăng nguy cơ kháng insulin, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 và tăng cân.

Không nên vì quá tiện lợi mà lạm dụng thức ăn nhanh trong sinh hoạt hàng ngày vì chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Tác hại của muối

Thức ăn nhanh thường nhiều muối (natri), do đó khi tiêu thụ natri nhiều có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc sưng phù. Chế độ ăn nhiều natri cũng nguy hiểm đối với những người mắc bệnh huyết áp, bởi natri làm tăng huyết áp và gây tăng áp lực cho hệ thống tim mạch của bạn.

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Lượng calo dư thừa từ bữa ăn nhanh có thể gây tăng cân dẫn đến thừa cân, béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, bao gồm hô hấp và khó thở.

Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

 

Cơ quan giám sát và đánh giá chất lượng thực phẩm, dược phẩm tại Mỹ (Food and Drug Administration (FDA) cho rằng một chế độ ăn nhiều muối thường gây tăng huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp, có nghĩa là một người có nhiều khả năng bị cơn đau tim, đột quỵ , bệnh thận, hoặc bệnh tim.

Ảnh hưởng đến da

Ngoài ra, tiêu thụ đồ ăn nhanh nhiều carbs sẽ khiến dẫn đến lượng đường trong máu tăng, đây là nguyên nhân có thể gây ra mụn trứng cá, cũng có nhiều khả năng mắc bệnh chàm.

Ảnh hưởng đến hệ xương

Lượng carbs và đường trong thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng axit trong miệng làm hỏng men răng, tạo điều kiện vi khuẩn có thể bám vào và gây sâu răng. Thừa cân, béo phì cũng có thể dẫn đến các biến chứng với mật độ xương và khối lượng cơ.

 

Nguy cơ gây bệnh thận

Lượng natri dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và bệnh viêm cầu thận hoặc thậm chí là nhiễm trùng đường tiết niệu.Tuy nhiên, không phải tất cả đồ ăn nhanh đều có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Để giữ gìn sức khỏe, nên cố gắng xác định các loại thức ăn nhanh có chứa ít muối, chất béo, đường, tổng lượng carbohydrate và hạn chế việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh.

Tăng nguy cơ ung thư

Nhiều nghiên cứu liên kết chế độ ăn ít chất xơ với bệnh ung thư đường tiêu hóa mà thức ăn nhanh hầu như không chứa chất xơ. Hàm lượng đường và chất béo cao làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các loại đồ ăn nhanh chiên có thể gây ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Suy yếu hệ miễn dịch

 

Một chế độ dinh dưỡng thích hợp là cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch. Nếu ăn quá nhiều thức ăn nhanh, cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết để thiết lập hệ thống ngăn ngừa bệnh tật khiến cơ thể dễ bị cúm, nhiễm trùng và các bệnh khác.

Trầm cảm, đặc biệt là ở thanh thiếu niên

Tiêu thụ thức ăn nhanh có thể làm cho các vấn đề cảm xúc tồi tệ hơn và thậm chí dẫn đến trầm cảm vì thực phẩm này thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để cân bằng nội tiết tố. Người ta nghiên cứu thấy rằng nguy cơ bị trầm cảm tăng 58% ở những thanh thiếu niên thường ăn đồ ăn nhanh.

Yếu và mệt mỏi

Mặc dù thức ăn nhanh thường có lượng calo rất cao nhưng nó thường khiến bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi. Mâu thuẫn rõ ràng này là do thức ăn nhanh có ít chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và khoáng chất. Nó không thể cung cấp năng lượng liên tục. Tiêu thụ lâu dài thức ăn nhanh có thể dẫn đến mệt mỏi mạn tính.

 

Các vấn đề về da, răng, xương

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ thức ăn nhanh với mụn trứng cá và bệnh eczema. Điều này không có gì ngạc nhiên khi có dầu và chất béo thường có rất nhiều trong thức ăn nhanh. Các vấn đề về răng là do đường tinh chế và carbohydrate tạo môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển trong miệng. Ngoài ra, một lý do khác khiến thức ăn nhanh có hại là tiêu thụ quá nhiều natri (thức ăn nhanh có hàm lượng natri rất cao) làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Nghiện

Thức ăn nhanh có thể gây nghiện. Một số thành phần, gia vị được đưa vào chế biến thức ăn nhanh kích hoạt các tế bào trong não gây hưng phấn, vui vẻ. Để tìm kiếm nhiều niềm vui hơn, bạn sẽ ăn nhiều thức ăn béo hơn khiến người ăn nhiều sẽ nghiện.

Mất vệ sinh an toàn thực phẩm

 

Cuối cùng là thực tế cho thấy, nhiều thức ăn nhanh thường được sản xuất trực tiếp trên đường phố và thiếu điều kiện nấu nướng hợp vệ sinh. Vì vậy, những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh dễ có khả năng bị nhiễm vi khuẩn, virut và ký sinh trùng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm