Tại sao bạn bị đau hông khi chạy bộ?
6 thiết bị ngốn điện hơn cả điều hòa, tủ lạnh: Dùng xong rút phích cắm kẻo hóa đơn tăng vọt, tốn tiền oan / Tại sao ăn chuối có thể giúp bạn giảm cân?
Triệu chứng đau hông thường xuất hiện khi chạy bộ
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Khi bị đau hông, các khu vực như vùng hông trước, ụ ngồi (nơi chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể khi bạn ngồi xuống), vùng bên cạnh hông (nơi có dải chậu chày đi qua)… là những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Tùy thuộc vào việc khu vực nào bị ảnh hưởng mà bạn có thể gặp các triệu chứng đau hông khác nhau. Ví dụ, trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy đau nhói bên trong khớp hông, đôi khi lại chỉ bị đau âm ỉ nhưng kéo dài.
Nguyên nhân đau hông khi chạy bộ
Căng cơ, viêm gân
Căng cơ và viêm gân xảy ra khi cơ bắp ở hông bị lạm dụng. Bạn có thể cảm thấy đau, đau, cứng ở hông, đặc biệt là khi bạn chạy hoặc uốn cong hông.
Viêm gân xảy ra khi cơ hông sâu bị hoạt động quá mức, kéo theo một sợi gân dính vào xương chậu, khiến gân bị viêm. Điều này xảy ra chủ yếu khi bạn tăng độ dài đoạn đường, tốc độ, chạy trên vùng đồi.
Điều trị căng cơ và viêm gân bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) theo chỉ dẫn. Trường hợp nghiêm trọng có thể yêu cầu vật lý trị liệu.
Hội chứng ITBS (hội chứng đau dải cơ)
Đây là khái niệm chỉ dải cơ kéo dài từ hông đến đầu gối (mặt phía ngoài) của mỗi chân, dải này dày lên ở phần trục cúi (đầu gối) mỗi chân. Trong quá trình tập luyện, nếu băng bó quá chật, hoặc vận động quá mức, cường độ cao, lâu, dải cơ IT) này có thể cà quá mức vào xương đùi hoặc xương chậu bên trong trục cúi (đầu gối) dẫn đến bị sưng, viêm, gây đau.
Viêm bao hoạt dịch khớp
Một trong những nguyên nhân chính gây đau hông là viêm bao hoạt dịch, đó là tình trạng viêm của các túi hoạt dịch (bursa). Đây là những túi chứa đầy chất lỏng này tìm thấy khắp cơ thể, đóng vai trò như miếng đệm giữa xương và các mô mềm như cơ, gân, da.
Các chuyển động lặp đi lặp lại thường xuyên, chẳng hạn như chạy, gây áp lực lên túi bursa, khiến chúng bị đau và viêm gây sưng, đỏ và kích ứng.
Để điều trị, bạn hãy nghỉ ngơi, chườm đá vùng bị ảnh hưởng nhiều lần mỗi ngày và uống thuốc kháng viêm không Steroid. Bạn có thể gặp một nhà trị liệu vật lý hoặc tự mình thực hiện một số bài tập hông, làm nóng cơ thể trước khi bạn chạy, thực hiện một số loại hình rèn luyện sức mạnh cho hông. Bạn tìm đến chuyên gia y tế khi cảm thấy khó khăn khi cử động hông, bị sốt hoặc đau dữ dội, sưng tấy, đỏ, bầm tím...
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp hông có thể gây đau dai dẳng ở người chạy bộ, phổ biến hơn ở các vận động viên lớn tuổi. Viêm xương khớp làm cho sụn ở khớp hông bị vỡ, tách ra và trở nên giòn.
Đôi khi các mảnh sụn có thể tách, vỡ ra bên trong khớp hông. Mất sụn dẫn đến ít đệm xương hông, gây ra đau, viêm. Vì vậy, ngăn ngừa và điều trị viêm xương khớp là điều quan trọng. Một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, hỗ trợ chống viêm cùng với thuốc sẽ hữu ích trong việc giảm đau, thúc đẩy sự linh hoạt. Một số trường hợp có thể yêu cầu vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
Kỹ thuật chạy không đúng
Trước khi chạy, bạn không khởi động hoặc khởi động không kỹ phần cơ hông cũng là nguyên nhân dễ gây ra tình trạng đau, do phần cơ này làm việc quá sức. Tư thế chạy bộ không đúng khiến phần hông chịu áp lực, dễ gây đau nhức phần cơ hông, cơ bụng.
Bạn cải thiện sự linh hoạt của hông bằng cách thực hiện các động tác uốn cong hông, duỗi gân kheo và xương chậu, tăng cường sức mạnh cho cơ có liên quan đến khớp hông thông qua bài tập như squats và lunge. Người chạy phát triển sức mạnh tổng thể của cơ bắp để cải thiện sự ổn định, cân bằng cho cơ thể, duy trì chế độ ăn uống đầy đủ vitamin, khoáng chất.
Làm sao để ngăn ngừa đau hông khi chạy bộ?
Nếu bạn bị đau hông do vận động quá sức, hãy chú ý dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Ngoài ra, thử chuyển sang thực hiện tập luyện chéo (cross-training) thay vì chỉ chạy bộ cũng có thể giúp khắc phục vấn đề về lâu dài. Theo đó, bạn nên thử tập yoga, tập Pilates để tăng cường vùng hông, bắp chân và mắt cá chân.
Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra giày chạy, thay giày mới khi giày cũ đã bị mòn. Lựa chọn giày chạy phù hợp với bàn chân sẽ giúp bạn ngăn ngừa đau hông khi chạy bộ.
Bị đau hông có nên tiếp tục chạy bộ hay không?
Trên thực tế, đau nhức cơ bắp hoặc căng cơ nhẹ thường không ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận động. Trong những trường hợp này, cơn đau hông sẽ dần được cải thiện khi bạn tiếp tục chạy bộ nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, nếu cơn đau hông tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày hoặc trở nên dữ dội hơn, bạn nên dừng việc tập luyện và đi khám ngay để được hỗ trợ kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn