Tại sao bạn bị tăng cân kỳ kinh nguyệt
Sai lầm nghiêm trọng khi pha sinh tố khiến bạn tăng cân / 6 lý do khiến bạn không thể tăng cân dù ăn nhiều
Giữ nước
Tăng cần thời kỳ kinh nguyệt rất có thể do cơ thể tích nước. Nguồn ảnh: Internet
Điều này chủ yếu xảy ra do sự biến động nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi rụng trứng, nồng độ progesterone và estrogen giảm xuống, đây là dấu hiệu cho thấy bạn sắp có kinh. Hai hormone này điều chỉnh sự cân bằng nước trong cơ thể của bạn. Khi mức này nằm trong khoảng thấp hơn, dịch mô tích tụ và bạn bắt đầu cảm thấy nặng nề, đầy đặn và tăng cân.
Bạn có thể cảm thấy vú hoặc dạ dày bị giữ nước hoặc nặng hơn hoặc có thể nhận thấy hơi sưng ở tứ chi. Điều này làm tăng trọng lượng nước, nhưng không có nghĩa là tỉ lệ mỡ trong cơ thể bạn đã tăng lên.
Rối loạn tiêu hóa
Cân bằng nội tiết tố không phù hợp làm chậm chuyển động nhu động của ruột và làm cản trở quá trình tiêu hóa. Đôi khi, các hormone estrogen và progesterone dao động làm tăng lượng khí giữ lại trong dạ dày, gây đầy hơi hoặc chướng bụng.
Bạn có thể bị co thắt dạ dày trước và trong kỳ kinh nguyệt do sự tiết ra prostaglandin, một chất hóa học giống như hormone bắt đầu co bóp tử cung. Các nghiên cứu cho thấy những triệu chứng này làm tăng độ nhạy cảm của trực tràng ở những bệnh nhân IBS và họ cảm thấy nó khá thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt là tên gọi chung để chỉ các triệu chứng như đau bụng, căng tức ngực, chóng mặt và các biến đổi khó chịu khác của cơ thể từ 1 - 2 tuần trước kỳ kinh. Những thay đổi này không chỉ tác động đến cơ thể, mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Hệ quả là thói quen ăn uống, nghỉ ngơi của bạn sẽ bị thay đổi theo, ví dụ như chứng thèm ăn vô độ, hay việc nạp quá nhiều đồ ăn mặn hoặc quà vặt. Theo thống kê, vào thời điểm hội chứng tiền kinh nguyệt kết thúc và kỳ kinh bắt đầu, nhiều phụ nữ có thể bị tăng đến 2kg.
Nghỉ tập thể thao
Đa phần các cô nàng sẽ cảm thấy lười biếng vô cùng khi nghĩ đến chuyện tập thể thao trong giai đoạn có kinh. Lý do mà nhiều người đưa ra để bào chữa là vì họ cảm thấy không khỏe, không có tinh thần, hoặc lo ngại việc tập luyện có thể làm các triệu chứng khó chịu trở nên trầm trọng hơn. Và kết quả là bạn ngừng tập luyện trong một khoảng thời gian, kết hợp thêm việc ăn uống thiếu điều độ làm cho kim chỉ trên cân tăng lên vù vù.
Bộ máy tiêu hóa của bạn có vấn đề
Trong chu kỳ kinh nguyệt, bên cạnh các cơn đau bụng, nhiều người hay gặp kèm chứng táo bón, khó tiêu hoặc cảm giác đầy bụng. Hệ tiêu hóa không hoạt động tốt đồng nghĩa với việc tốc độ trao đổi chất, xử lý năng lượng bị chậm đi. Lúc này, cơ thể bạn sẽ có xu hướng tích lũy các chất dinh dưỡng thành mỡ nhiều hơn là giải phóng chúng thành năng lượng.
Làm sao để khắc phục tình trạng tăng cân trước và sau chu kỳ kinh nguyệt?
Để hạn chế tình trạng tăng cân trước và sau chu kỳ kinh nguyệt chị em cần lưu ý như sau:
Uống nhiều nước: Hãy thường xuyên uống kể cả khi không thấy khát, việc này giúp cho cơ thể tăng cường trao đổi chất và kích thích bài tiết nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Hạn chế tình trạng tăng cân do ảnh hưởng của chu kỳ kinh.
Chế độ ăn uống hợp lý: Mặc dù nhiều chị em có cảm giác thèm ăn hơn bình thường, nhưng hãy kiểm soát tốt chất lượng đồ ăn đưa vào cơ thể. Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả thay cho các thức ăn có nhiều chất béo, đồ ngọt, hạn chế ăn mặn. Tránh xa thức uống có chứa cồn vì làm tăng tích trữ nước. Bổ sung thức ăn có chứa nhiều magnesium và calcium làm hạn chế tích trữ nước.
Tập luyện đều đặn kể cả khi có chu kỳ kinh nguyệt: Thông thường chị em thường kiêng kỵ tập luyện vào những ngày hành kinh vì sợ mệt và mất sức nhiều. Thế nhưng việc tập luyện vào những ngày này là điều hoàn toàn bình thường, thậm chí còn giúp giảm những khó chịu trong những ngày này như đau bụng, đầy hơi, tâm tính thay đổi, cáu gắt, mệt mỏi...Tập luyện sẽ giúp bạn cảm thấy hưng phấn yêu đời, lạc quan và giảm cảm giác khó chịu cáu gắt trong những ngày này. Cách tập luyện trong chu kỳ kinh:
Những môn thể dục tốt cho cơ thể trong khoảng thời gian này bao gồm: Đi bộ, tập aerobic, yoga...
Một số chú ý khi tập vận động trong giai đoạn này: Không nên tập với cường độ cao; có thể tập cùng tạ nhưng cần giảm bớt khối lượng so với bình thường; tập yoga nên hạn chế những tư thể đảo ngược; nếu cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và thật sự khó chịu thì nên dừng ngay việc tập luyện để nghỉ ngơi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện