Tại sao kẻ ác lại được phú quý, còn người tốt luôn gặp tai họa?
Vừa về nhà chồng đã đểnh đoảng làm vỡ cả mâm bát, dâu mới được mẹ chồng bao che bằng màn gỡ rối không thể 'bá đạo' hơn / Đau khổ sau 8 vạn kiếp làm kẻ xấu, người đàn ông định tự tử, nhưng được Đức Phật tặng một điều bất ngờ
Người tu hành hái trộm một bông sen – chịu chỉ trích nặng nề
Xưa kia, có một tu sĩ vô cùng lương thiện. Một lần, chàng đặt chân đến một hồ sen nọ, hoa đã nở kín đầm, tỏa ra hương thơm thanh khiết, xinh đẹp vô ngần. Tu sĩ b trộm nghĩ: “Hay ta hái một bông đem về dâng lên Phật. Mỗi khi tọa thiền có thể ngửi được hương thơm trang nhã như bạch ngọc”.
Người tu sĩ bèn khom lưng ngắt một bông ưng ý. Đúng lúc chàng chuẩn bị rời đi, thì chợt vang lên một giọng nói uy nghiêm: “Ngươi là người tu hành, sao lại dám tùy tiện hái trộm hoa sen của ta?” Tu sĩ nhìn quanh không thấy ai, nghi hoặc: “Ông là ai vậy?”
Giọng nói đáp: “Ta chính là Thần hồ sen này, tất cả những bông sen này đều do ta chăm chút. Ngươi thân là tu sĩ, lại để lòng tham chế ngự. Vậy mà không biết xấu hổ ư?” Tu sĩ nghe xong, đỏ mặt tía tai, xấu hổ vô cùng, dập đầu hối lỗi: “Tôi biết lỗi rồi. Từ nay trở đi tuyệt đối tôi sẽ không tham lam bất kỳ vật gì không thuộc về mình nữa”.
Gian thương vặt trụi cả hồ sen – không bị trách phạt lấy một lời
Tu sĩ vừa xin lỗi, thì một tay gian thương nối tiếng ác bá xuất hiện. Hắn cao giọng nói: “Sao nhiều sen đẹp thế này. Mang ra chợ bán sẽ kiếm được bội tiền đây.” Nói rồi, hắn liền nhảy xuống, vặn trụi hoa trong hồ trong chớp mắt, rồi nghênh ngang rời đi.
Ảnh minh họa
Tu sĩ chứng kiến mọi chuyện từ đầu đến cuối, há hốc miệng. Tại sao Thần hồ sen lại không hé răng nửa lời kia chứ? Chàng ngẩng mặt lên trời, oán trách: “Thần hồ sen à, tôi chỉ hái có một bông sen mà ông trách mắng nặng nề. Còn kẻ gian thương kia vặn trụi sen trong hồ lại nhắm mắt làm ngơ. Liệu còn thiên lý gì nữa?”
Câu trả lời của sâu sắc của Thần hồ
Thần hồ sẽ bình thản đáp lại: “Ngươi chân tâm lương thiện, giống như một tấm vải tinh khiết. Một vết bẩn vấy lên chỉ cần rửa lại sẽ trắng trong như cũ. Còn kẻ gian thương kia vốn là một miếng giẻ lau, đã sống quen trong nước bẩn, dù giặt giũ kỹ càng thế nào cũng không thể sạch được.
Ta mắng ngươi là để người kịp thời tu tỉnh. Còn người kia đã sa đọa quá lâu rồi, tự khắc sẽ rơi vào ác đạo chịu báo ứng. Ta việc gì phải quở trách đây?”
Con người ở đời không thể tránh khỏi luật Nhân – Quả
Phật dạy: Gieo nhân nào gặp quả ấy. Xưa nay, vòng xoáy Nhân – Quả - Báo ứng không ai có thể tránh khỏi. Lưới trời lồng lộng, kẻ độc ác sống sung sướng không phải được thiên đạo dung túng, mà báo do ứng chưa đến lúc mà thôi. Đợi đến khi hắn hưởng hết phúc khí từ kiếp trước và cha ông để lại, sẽ phải chịu hình phạt hà khắc và nặng nề.
Ảnh minh họa
Nhưng tại sao, người lương thiện lại luôn chịu thiệt? Vốn dĩ, nếu một người cảm thấy khổ, có nghĩa là trong lòng còn ác tâm, làm điều sai quấy. Vậy nên, Trời Phật lập tức gieo hình phạt hà khắc, để họ ngộ ra và nhanh chóng quay đầu. Không ai có thể trốn chạy dông bão. Nhưng nắng ấm sẽ luôn dành trọn cho người có lòng dạ Chân – Thiện – Mỹ.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ