Tại sao người bị hội chứng ruột kích thích càng lo lắng, căng thẳng càng hay bị đau bụng, đi ngoài?
Nhìn mâm cơm ở cữ của chị gái, tôi sốc đến mức phải gọi taxi đưa chị đi ngay vì không chịu đựng nổi chính mẹ ruột mình / Loại quả pha nước chua ngọt mùa hè, từ ruột đến vỏ đều chứa vô vàn tác dụng nhưng nhiều người vẫn lãng phí
Chị Hà Thị B (45 tuổi, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) phàn nàn vìbịrối loạn tiêu hóa trong nhiều năm, bụng thường trướng, đau âm ỉ...
Đặc biệtkhilo lắng, chị lại đau quặn bụng, những cơn đau kéo đến dồn dập, “đau như đau đẻ”, sau khi đi ngoài được thì đỡ hơn.
Bị bệnh mấy năm liền, chị B. chữa đủ các loại thuốc Đông y, Tây y đều không khỏi. Cách đây 5 tháng, chị đi nội soi đại tràng ở bệnh viện tỉnh vàkết quảkhông có tổn thương trong đại trực tràng.
Kết quả hội chẩn kết luận chị bị hội chứng ruột kích thích và được bác sĩ kê đơn điều trị. Chị uống thuốc có đỡ, nhưng mỗi lần có vấn đề gì lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, chị lại bị đau bụng, đi ngoài như trước.
Chia sẻ về trường hợp của chị B, PGS. TS. BSCC Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo Tiêu hóa, Gan mật, cho biết: "Bệnh hội chứng ruột kích thích không chữa khỏi được hoàn toàn, nhưng nếu phát hiện đúng bệnh, uống thuốc đúng hướng dẫn, đồng thời điều chỉnh lối sống khoa học, phù hợp thì có thể giảm các triệu chứng, cải thiện được chất lượng cuộc sống của bệnh nhân".
Với chị B, bác sĩ Thắng khuyên nên cố gắng giảm bớt lo lắng, tránh mất ngủ kéo dài, điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập thể thao nhẹ nhàng phù hợp sức khỏe.
Trái ngược với trường hợp “cứ gặp lo lắng là đau bụng, đi ngoài” như chị B, chị Vũ Thị H. (Hà Nội)mỗi khicăng thẳng là bị táo bón trầm trọng, có khi 7 ngày mới đi ngoài 1 lần, rất đau đớn, khổ sở. Hai năm qua, chị đãđi chữa khắp nơi, uống đủ các loạithuốc cũng không khỏi.
Điềukhiến chị lo lắng nhất là bác sĩ không xác định được nguyên nhân khiến chị bị táo bón nặng và lâu như vậy, nội soi trực tràng cũng không thấy có tổn thương.
Trên thực tế có không ít trẻ em lo lắng về kết quả học tập kém, bị mắng mỏ nhiều, sợ đi học, cứ đến giờ học là đau bụng quằn quại.
Bác sĩ Thắng cho rằng, những đối tượng trên đều nằm trong nhóm bệnh nhân mắc chứng ruột kích thích, theo các thể bệnhkhác nhau. Điểm chung của họ là đều bị đau bụng, đi ngoài táo hoặc lỏng, nhưng không tìm thấy tổn thương trong ruột. Người bệnhcó cảm giác như “đau giả vờ”.
“Người bị ruột kích thích thường rơi vào tình trạng luẩn quẩn: bị căng thẳng dẫn đến ruột kích thích, chữa mãi không khỏi, thậm chí không tìm ra bệnh, lúc nào cũng lo lắng, càng lo bao nhiêu thì bệnh càng nặng bấy nhiêu” – Bác sĩ Nguyễn Duy Thắng nói.
Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích gấp 2 lần nam giới
Trục thần kinh não - ruột có hàng trăm triệu tế bào thần kinh. Khi thần kinh bị kích thích, thì tác động đến sự co bóp ở đại tràng, theo 2 cách. Cách thứ nhất là đại tràng thắt lại, dẫn đến táo bón. Cách thứ hai là đại tràng hoạt động co bóp quá nhiều, đẩy phân ra liên tục, dẫn đến tiêu chảy.
Theo các bác sĩ chuyên ngành tiêu hóa, 15% - 20% dân số trên thế giới mắc chứng ruột kích thích. Con số này ở Việt Nam chưa được thống kê đầy đủ, tuy nhiên, những người đang sống chung với ruột kích thích mà khôngbiếtcó thể chiếm tỷ lệ còn cao hơn.
Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ, phụ nữ mắc ruột kích thích nhiều hơn nam giới từ 2 – 3 lần. Nguyên nhân có thể do phụ nữ gặp nhiều vấn đề về tâm lý hơn.
“Stress tinh thần là nguyên nhân khiến nhiều chị em mắc ruột kích thích” – Bác sĩNguyễn Duy Thắng cho biết.
Theo vị bác sĩ có trên 40 năm công tác và điều trị các bệnh nội khoa tiêu hóa, phụ nữ thường gặp phải nhiều vấn đề khiến họ stress, căng thẳng. “Không chỉ lo lắng vì áp lực công việc, chị em còn trách nhiệm lớn với gia đình, chăm con, đưa đón con đi học, lo đối nội đối ngoại... Có thể nói phụ nữ stress tinh thần gấp đôi nam giới. Với người nào có đường ruột nhạy cảm, khi stress như vậy họ dễ mắc ruột kích thích”.
“Tuy nhiên, chị em nên hiểu rằng hội chứng này không phải bệnh hiểm nghèo, nếu điều chỉnh thì có thể sống chung với nó, tâm lý nhẹ nhàng hơn, sẽ chóng khỏi bệnh hơn” – Bác sĩ Thắng lưu ý.
Nếu với những người bị ruột kích thích do stress nặng, trầm cảm, các bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, điều chỉnh lối sống, tập luyện nhẹ nhàng để cải thiện tâm trạng... vẫn là những giải pháp hiệu quả, không có tác dụng phụ.
Chữa bệnh hiệu quả nhờ tập luyện
Nhiều người học cách trấn tĩnh bản thân nhờ ngồi thiền, nghe nhạc, hít thở sâu hay những phương pháp thư giãn khác. Nghiên cứu cho thấy những liệu pháp này rất có tác dụng làm giảm cơn đau, tiêu chảy hay táo bón. Bạn có thể thường xuyên luyện tập, thư giãn ở bất kỳ nơi nào.
Người bị ruột kích thích không thích vận động đặc biệt khi triệu chứng bộc phát. Tuy nhiên, hoạt động thể chất hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng, và tạo cảm giác hạnh phúc. Do đó, trước tiên, hãy chọn những hoạt động ít ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và đi vệ sinh trước khi tập. Người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Cú điện thoại định mệnh: Đề nghị của mẹ chồng cũ khiến cuộc sống tôi lật sang trang mới
Ảnh cưới "nằm chỏng chơ" ngoài cổng, mẹ chồng tuyên bố sốc khiến đôi vợ chồng trẻ chết lặng sau tuần trăng mật
Festival Hoa Đà Lạt 2024 sẵn sàng đón hàng triệu du khách trải nghiệm 'bản giao hưởng sắc màu'
Lý do người Việt Nam kiêng thắp hương số chẵn lên bàn thờ, ý nghĩa đặc biệt của số lượng nén hương
Loài cây có tên đọc 'méo cả mồm', chữa bệnh khá tốt, mọc hoang khắp vùng nông thôn Việt Nam