Tại sao người cao tuổi dễ bị suy tim?
3 thời điểm bổ sung nước hại tim, hại thận: Muốn khỏe mạnh, sống lâu phải nhớ kỹ / Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì?
Vì sao người cao tuổi dễ mắc suy tim?
Người cao tuổi dễ bị suy tim. Nguồn ảnh: Internet
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ suy tim ở người cao tuổi ngày càng có xu hướng gia tăng nhưng gần 50% bệnh nhân cao tuổi suy tim nhẹ hoặc nặng không được chẩn đoán đúng.
Theo các nhà nghiên cứu, lý do là nhiều người cao tuổi cho rằng các biểu hiện mệt, giảm khả năng gắng sức có thể nghĩ là do tuổi cao. Bên cạnh đó trí nhớ ở người cao tuổi có thể suy giảm nên dẫn đến khai thác bệnh sử khó khăn và điều quan trọng là các biểu hiện thực thể cũng thường không rõ ràng như người trẻ.
Ngoài ra ở người cao tuổi có mắc các bệnh lý nội khoa hoặc lối sống có nguy cơ cao dẫn đến suy tim như:
Người cao tuổi mắc tăng huyết áp.
Rối loạn lipid máu
Đái tháo đường
Loạn nhịp nhanh
Bệnh tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp)…
Theo thống kê có 50% số người trên 65 tuổi bị tăng huyết áp và đây là một nguyên nhân gây phì đại và suy giảm chức năng thất trái. Nếu việc kiểm soát huyết áp không tốt ở người cao tuổi không tốt khiến tim làm việc nhiều và hậu quả là suy tim chắc chắn sẽ xảy ra, đặc biệt là ở người tuổi cao.
Cũng tương tự như vậy là bệnh lý đái tháo đường ở người cao tuổi, đây là bệnh lý làm tổn thương mạch vành, gây suy tim ở người già. Nếu người cao tuổi mắc đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá thì sẽ có nguy cơ suy tim càng tăng.
Những dấu hiệu của bệnh suy tim ở người cao tuổi
Nhìn chung, tình trạng suy tim ở người cao tuổi sẽ xuất hiện các mức độ nặng hay nhẹ tùy theo tốc độ suy tim của người bệnh nhanh hay chậm, tuổi của bệnh nhân và nguyên nhân suy tim.
Nếu bệnh suy tim mạn tính phát triển, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
Khó thở: Đa số các trường hợp bị khó thở khi gắng sức, sau đó thì khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, bệnh nhân có thể bị khó thở thường xuyên vào ban đêm khi cố gắng ngồi dậy để thở.
Mệt mỏi: Người cao tuổi bị suy tim thường dễ bị mệt và không thể gắng sức được khi làm việc.
Phù chân: Triệu chứng này thường trở nặng vào buổi chiều, sau đó giảm nhẹ vào buổi sáng.
Ho khan: Người bệnh ho nhiều hơn khi nằm, ho không có đờm và kéo dài, và triệu chứng này thường được kiểm tra, chẩn đoán là dấu hiệu của suy tim sau khi đã loại trừ đi những nguyên nhân của bệnh lý hô hấp.
Tiểu đêm: Bệnh nhân đi tiểu dễ, không bị tiểu dắt, buốt, với lượng nước tiểu nhiều. Đối với người cao tuổi, tiểu đêm được đánh giá là một dấu hiệu của bệnh suy tim sau khi đã loại trừ đi trường hợp đây là triệu chứng của bệnh tiền liệt tuyến lớn, mất ngủ, hoặc suy thận.
Các triệu chứng của bệnh suy tim cấp thường tương tự như của bệnh lý suy tim mạn tính, nhưng diễn biến của bệnh có thể đột ngộ và dễ dàng trở nặng nhanh chóng, bệnh nhân đột ngột bị khó thở, thở nhanh, nhịp tim nhanh và thường xuyên hồi hộp, đau ngực, đánh trống ngực, nếu như nguyên nhân bị suy tim cấp do suy tim.
End of content
Không có tin nào tiếp theo