Tắm nước lạnh có lợi hơn cả thực hiện các bài tập, cực kì có lợi cho não bộ nhưng tắm thế nào mới phù hợp?
Cuối tuần làm món nộm tai heo sần sật, bùi bùi không ngấy ai ăn cũng ghiền / Thị lực 10/10 cũng khó tìm ra chi tiết khác biệt trong 15 giây
Không ít nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của việc tắm nước lạnh đối với sức khỏe. Việc làm này là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm đau nhức cơ bắp khởi phát chậm (DOMS), mệt mỏi, tổn thương cơ và viêm nhiễm sau khi tập luyện. Trên thực tế, theo một phân tích tổng hợp của 99 nghiên cứu vào năm 2018, tắm nước lạnh có lợi hơn cả thực hiện các bài tập tăng tốc độ hồi phục cơ và massage.
Tắm nước lạnh tác động thế nào tới cơ thể?Liệu pháp thủy trị liệu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để giúp con người thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt.
Tắm nước lạnh trước khi tập luyện đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt nếu bạn phải chạy bộ trong thời tiết nắng nóng. Doug Casa, bác sĩ kiêm giám đốc Viện thể thao Korey Stringer cho biết, không chỉ tạo cảm giác thoải mái, việc làm này còn giúp hạ nhiệt cơ thể trước khi vận động mạnh, từ đó góp phần chống sốc nhiệt đáng kể.
Trên thực tế, hầu hết mọi người có thói quen tắm nước lạnh sau khi tập luyện. Nguyên nhân chủ yếu là do việc làm này giúp giảm đau, chống viêm và thúc đẩy hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Hơn nữa, tắm nước lạnh ngay sau khi tập thể dục là một ý tưởng tuyệt vời vì nhiệt độ cơ thể càng giảm sau khi tập luyện thì bạn càng có thể phục hồi tốt hơn.
Khi tập thể dục dưới trời nóng, cơ thể sẽ tăng cường máu tới da, cơ bắp và trái tim. Do đó, theo bác sĩ Casa, làm mát da bằng nước lạnh khiến cơ thể không cần phải chuyển nhiều máu tới những khu vực này. Lượng máu sẽ được đưa trở lại các nơi quan trọng khác như dạ dày-ruột để tránh mất nước, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm cảm giác mệt mỏi.
Aaron Drogoszewski, huấn luyện viên thể hình tại New York cho biết, tiếp xúc với nước lạnh cũng gây ra hiện tượng co mạch, khiến các mạch máu trở nên hẹp hơn và trái tim cần phải làm việc nhiều hơn để tiếp tục lưu thông máu. Điều này sẽ tăng cường sức mạnh của tim, mạch máu và cải thiện lưu thông đáng kể. Không những thế, tắm nước lạnh còn kích thích cơ thể loại bỏ các chất thải ra trong quá trình tập luyện như axit lactic hiệu quả hơn.
Tắm nước lạnh tác động thế nào tới não bộ?Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, 10% những người trưởng thành ở Mỹ phải đối mặt với bệnh trầm cảm. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc, nhiều chuyên gia đã khuyên người bệnh nên áp dụng một số phương pháp điều trị vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao như thủy trị liệu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Medical Hypuitses, tắm nước lạnh trong tối đa năm phút, 2-3 lần mỗi tuần đã được chứng minh giúp giảm triệu chứng trầm cảm đáng kể. Huấn luyện viên Drogoszewski cho biết, tiếp xúc với nước lạnh có khả năng kiểm soát nồng độ hormone gây căng thẳng cortisol và tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh tốt. Hơn nữa, cơ thể còn tạo ra được nhiều adrenaline khi ngâm mình trong nước lạnh, từ đó giúp cải thiện năng lượng, sự tập trung và khả năng xử lý của não bộ.
Nước lạnh ở mức nào thì phù hợp?Mỗi người có cảm nhận khác nhau về mức độ lạnh của nước. Vào mùa hè, nếu nhiệt độ cơ thể của bạn vào khoảng 39-40°C, ngâm mình trong nước lạnh 1°C sẽ là một trải nghiệm kinh khủng. Đối với một số người, tắm với nước lạnh 15°C cũng có thể khiến họ cảm giác sảng khoái. Vì vậy, hiện nay không có một quy định nào yêu cầu mọi người phải tắm nước lạnh ở một nhiệt độ cụ thể. Nhìn chung, nhiệt độ của nước sẽ phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của từng người.
Theo huấn luyện viên Drogoszewski, nếu mới làm quen với việc tắm nước lạnh, bạn nên bắt đầu mọi thứ một cách từ từ để giúp cơ thể làm quen dần với sự thay đổi nhiệt độ. Mục tiêu là ngâm mình trong nước càng lâu càng tốt. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn sẽ không còn muốn duy trì thói quen này lâu dài. Huấn luyện viên Drogoszewski chia sẻ: “Mới đầu, tôi chỉ có thể tắm được nước lạnh trong 30 giây. Hiện tại tôi đã có thể ngâm mình trong nước lạnh 5-10 phút mỗi sáng”.
Nếu bạn đang mắc bệnh, bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mới trải qua phẫu thuật, có sức đề kháng kém, đừng nên thử tắm nước lạnh. Phương pháp này không phải lúc nào cũng phù hợp đối với tất cả mọi người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện