Tắm nước nóng hay nước lạnh sẽ tốt cho sức khỏe?
7 cách ăn cà rốt tốt cho sức khỏe người dùng / 5 cách ăn mì tôm cực hại cho sức khỏe mà mọi người nên tránh
Lợi ích của việc tắm nước nóng và nước lạnh
Theo Popsugar, tắm nước lạnh giúp kích thích các mạch bạch huyết và hệ miễn dịch, có tác dụng tăng cường sự sản sinh các tế bào chống lây nhiễm, do vậy làm tăng sự miễn dịch. Tắm bằng nước nóng giúp cho hơi nóng xông lên xoang mũi giúp xoang mũi thông thoáng, dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng ngạt, tắc mũi.
Tắm nước nóng rất tốt cho việc làm sạch cơ thể vì nhiệt độ ấm hơn sẽ tiêu diệt được tất cả các loại vi trùng mà bạn tiếp xúc trong cả ngày. Nó cũng có ích trong việc duy trì thói vệ sinh cá nhân tốt hơn. Tắm nước nóng cũng vô cùng có ích trong việc giảm nhẹ bệnh cảm cúm và ho vì nước nóng và hơi nước sẽ làm sạch đường hô hấp và có tác dụng thông suốt mũi cũng như cổ họng.
Tắm nước lạnh giúp bạn có một khởi đầu đầy động lực vào buổi sáng. Chúng cũng kích thích các đầu mút dây thần kinh và có ích trong việc loại bỏ sự lười biếng và cảm giác buồn ngủ. Nó giúp bạn chữa trị bệnh trầm cảm. Tắm nước lạnh được cho là làm tăng sự sản sinh ra các hóa chất đánh bại chứng trầm cảm như noradrenaline và beta-endorphin (các loại hoocmon trong cơ thể) làm cho bạn cảm thấy sảng khoái.
Nếu muốn cải thiện sự tập trung, bạn nên tắm bằng nước lạnh trước khi đi làm. Khi đó, nhịp tim sẽ tăng lên, do máu tuần hoàn mạnh khắp cơ thể, giúp bạn tập trung, tràn đầy năng lượng cho cả ngày dài. Trong khi đó, nước nóng sẽ giúp thư giãn các cơ bắp bị đau nhức, đồng thời cải thiện sự linh hoạt của các cơ, kích thích cơ thể dẻo dai.
Ảnh minh họa
Tắm nước lạnh giúp kích thích các đầu dây thần kinh, loại bỏ sự lười biếng và cảm giác buồn ngủ, cho bạn một khởi đầu đầy động lực vào buổi sáng. Trong khi đó, theo Live Strong, tắm nước nóng là loại thuốc an thần tự nhiên, làm dịu cơ thể và dây thần kinh, giúp giảm căng thẳng.
Tắm nước lạnh có tác dụng cải thiện sức khỏe sinh sản ở nam giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tắm nước lạnh thúc đẩy sự sản sinh ra hoocmon testosteron, có tác dụng làm tăng ham muốn tình dục.
Khi tắm bằng nước lạnh, não bộ sẽ được kích hoạt, cơ thể tràn đầy sinh lực và năng lượng cho ngày dài. Còn nước nóng xua tan mệt mỏi, áp lực mà bạn chịu đựng trong ngày.
Tiếp xúc với nước lạnh sẽ kích thích việc sản xuất các chất béo màu nâu, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy năng lượng nhiều hơn. Nước nóng sẽ giảm bớt áp lực lên các khớp bị cứng, bị sưng tấy, đặc biệt sau khi tập thể dục ở cường độ cao.
Nước nóng còn được biết là có khả năng đẩy lùi chứng mất ngủ và các chứng rối loạn về giấc ngủ, đồng thời giúp bạn dễ đến với giấc ngủ hơn. Tắm nước nóng được cho là có thể giảm nhẹ căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời giúp thư giãn các cơ bị đau nhức. Người ta còn chỉ ra rằng tắm nước nóng có thể tăng cường sự linh hoạt của các cơ, giúp bạn có một cơ thể dẻo dai.
Tắm nước lạnh được cho là kích thích các mạch bạch huyết và hệ miễn dịch, có tác dụng tăng cường sự sản sinh các tế bào chống lây nhiễm, do vậy làm tăng sự miễn dịch. Hoạt động của phổi cải thiện rất nhiều khi tắm nước lạnh. Cảm giác khó thở mà bạn cảm nhận được khi đổ nước nóng qua đầu là lý do ẩn sau đặc tính này của nước lạnh. Bạn thường nín thở với mỗi cốc nước và từ từ thở ra, vì vậy nó tăng cường hoạt động của phổi.
Nước nóngvà hơi nước sẽ làm mở các lỗ chân lông trên da, giúp da làm sạch và loại bỏ tạp chất dễ dàng hơn. Sau đó, bạn có thể dùng nước lạnh để lỗ chân lông, lớp biểu bì săn chắc, làm giảm lượng bụi bẩn tích tụ trở lại. Điều đó sẽ giúp da sáng mịn hơn.
Trị liệu bằng cách tắm lạnh có thể tăng nồng độ beta-endorphin và noradrenaline trong máu và não, có tác dụng cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm. Nước nóng có khả năng đẩy lùi chứng mất ngủ và các chứng rối loạn về giấc ngủ.
Tắm nước nóng hay lạnh tốt hơn?
Ảnh minh họa
Với câu hỏi này, không có câu trả lời chính xác là tắm nước nóng hay nước lạnh tốt hơn mà tắm nước nóng hay nước lạnh sẽ tốt hơn nếu bạn tắm đúng lúc, đúng thời điểm, đúng nhiệt độđể được hiệu quả cao nhất.
Nước nóng hay lạnh đều mang lại công dụng tốt cho sức khoẻ và chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau. Nhưng chọn phương pháp nào là tốt nhất cho sức khỏe còn phụ thuộc vào cơ thể của bạn. Người có nhiệt độ cơ thể quá nóng nên tắm nước có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể và ngược lại.
Lưu ý khi tắm nước nóng và nước lạnh
Ảnh minh họa
Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia và những lưu ý khi tắm nước nóng hoặc nước lạnh để đạt được hiệu quả cao nhất.
Buổi sáng bạn thích hợp với nước lạnh, và buổi tối thì nên tắm nước nóng. Sau 23 giờ trở đi bạn tuyệt đối không nên tắm, đặc biệt là vào mùa đông.
Nước nóng giúp hạn chế bệnh cảm, ho, sổ mũi, đau đầu. Còn nếu bạn khó ngủ thì tắm nước nóng sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn và ngủ ngon hơn rất nhiều.
Tuy nhiên nếu như tắm nước nóng bạn phải chú ý đến nhiệt độ nước, nếu nhiệt độ quá cao sẽ lấy đi chất dầu của da đầu, nở lỗ chân lông và làm tim bạn mệt hơn. Nhiệt độ tắm thích hợp vào mùa đông sẽ là 24-29 độ C.
Khi tắm với nước nóng hoặc lạnh, bạn không nên dội nước thẳng từ đầu xuống, rất dễ gây đột quỵ cho bản thân. Bạn phải làm ướt tay, chân rồi mới làm ướt toàn bộ cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2