Đời sống

Tê tay nhiều người gặp nhưng hãy cảnh giác bởi đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của 5 loại bệnh "chết người"

Triệu chứng tê tay nếu xảy ra thường xuyên, bạn phải cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý nghiêm trọng.

Khoai sọ tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch / Thói quen cần thay đổi để bảo vệ sức khỏe trong mùa hè

Hiện tượng tê tay xảy ra khi rễ thần kinh đang bị tác động hoặc chèn ép lên.

Trên thực tế, bạn sẽ cảm thấy tê ở rất nhiều vị trí khác nhau trên tay, với mỗi vị trí khác nhau, nguyên nhân có thể các bạn đã làm việc quá sức hoặc cơ thể thiếu vitamin. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng, chúng ta bị tê cánh tay hoặc tê từ ngón tay đến cả lòng bàn tay hoặc tê từ chân tới tay,…

Bạn chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế làm việc nặng nhọc,tránh vận động sai tư thế... đồng thời tăng cường bổ sung vitamin là sẽ ổn.

Tuy nhiên, một khi triệu chứng này xảy ra thường xuyên, bạn phải cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý nghiêm trọng.

20200520_tinh-trang-te-canh-tay-khien-ban-gap-kho-khan-khi-van-dong-
Ảnh minh họa.

1. Đột quỵ

Như đã nói, tê tay thường xảy ra khi bạn nằm đè lên tay khiến dây thần kinh bị tác động. Nhưng trong vài trường hợp, nó cũng cảnh báo sớm một cơn đột quỵ do não bộ đang có vấn đề. Theo các chuyên gia, những người hay bị tê ngón cái và ngón trỏ sẽ có nguy cơ xuất hiện một cơn đột quỵ trong vòng 3 năm tới.

Nếu bạn mắc bất kỳ một trường hợp nào sau đây, hãy đến bệnh viện khám ngay lập tức:

- Tay chân đột nhiên tê yếu không rõ lý do, đặc biệt nếu nó chỉ ở một bên của cơ thể.

- Khó giao tiếp hoặc không hiểu người khác đang nói gì.

 

- Gặp khó khăn khi nhìn.

- Đau đầu và chóng mặt đột ngột xảy ra dữ dội.

Để phòng tránh đột quỵ, mọi người cần chú trọng luyện tập thể dục và ăn uống điều độ, nhất là phải suy nghĩ một cách lạc quan, hạn chế stress dài ngày. Những người có tiền sử máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, xơ cứng mạch máu não cần phải chú ý hơn vì rất dễ bị đột quỵ lúc nào chẳng hay.

vindermen11

2. Thoái hóa đốt sống cổ

Dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì rất nhiều, nhưng trong số đó có chứng tê tay liên tục. Bệnh không chỉ ở người cao tuổi mà còn xuất hiện ở người trẻ làm văn phòng, ít vận động hoặc người làm những công việc phải dùng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Tỷ lệ mắc bệnh ở cả hai giới là như nhau.

 

Nếu bạn thấy mình luôn bị tê tay dài ngày thì tốt nhất nên đi khám sớm, đó là cách tốt nhất giúp bạn phòng trước bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vận động thường xuyên và ngủ đúng tư thế, gối nên ở độ cao từ 7-9cm để tránh tạo áp lực lên mạch máu và mô thần kinh cục bộ tại cổ khi đang ngủ.

3. Thoái hóa cột sống

Cột sống của chúng ta rất dễ bị thoái hóa, trở nên yếu đi nếu như đốt sống thường xuyên cọ xát với các dây thần kinh. Khi mắc bệnh, mọi vận động của người bệnh đều trở nên khó khăn hơn, cuộc sống sinh hoạt và công việc thay đổi rất nhiều.

Họ sẽ phải chịu đựng nhiều cơn đau, ban đầu chúng xuất hiện ở cổ, vai rồi dần dần lan xuống các vị trí khác trên cơ thể, toàn thân đau nhức.

Đặc biệt, bệnh nhân cũng cảm thấy tê tay theo chiều mà dây thần kinh đi qua, bạn tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng trên nhé!

 

4. Tê tay do bệnh tiểu đường

Khi mắc phải bệnh tiểu đường, nó sẽ gây ra một loạt biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là tác động mạnh đến hệ thần kinh. Lúc này nếu khu thần kinh ngoại biên bị ảnh hưởng do bệnh, chứng tê tay sẽ dần xuất hiện và có cảm giác dị thường ở các chi.

Có thể nói rằng, tê tay chính là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Hãy cố gắng điều trị nghiêm túc và kiểm soát lượng đường trong máu, chú ý bổ sung thêm vitamin cho cơ thể để tăng đề kháng, chống lại bệnh tật.

5. Hội chứng ống cổ tay

Người mắc hội chứng ống cổ tay thường bị tê tay, tê ngón giữa, ngón cái và ngón trỏ liên tục nhiều ngày. Cụ thể, loại bệnh này thường gặp ở những người phải làm việc nhiều với bàn phím máy tính, do tay phải liên tục hoạt động để gõ phím nên làm sưng đau các sợi gân.

 

Để khắc phục và phòng tránh loại bệnh này, bạn nên cho tay nghỉ ngơi thường xuyên chứ đừng ép nó phải làm việc quá nhiều. Hãy duỗi tay và xoa bóp tay cho máu lưu thông, tránh giữ nguyên một tư thế tay trong thời gian dài.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm