Đời sống

Tha thứ cũng là một loại tu: cho người nhưng được mình

Ai rồi cũng có lúc có sự xung đột với người khác về lợi ích, cũng gặp những chuyện chướng tai gai mắt, thử nghĩ xem, nếu bạn giữ mãi những hận thù ấy trong lòng thì cuộc sống sẽ ra sao.

Lý do nên để gừng dưới gối, nhất là phụ nữ đã có gia đình / Những ai nên tránh xa gừng?

Tha thứ là một kiểu phong thái, cũng là một sự tu dưỡng. Tha thứ như một chất hòa tan, một loại dầu bôi trơn có thể hòa hoãn đôi bên.

Tha thứ giống như một chiếc ô, nó sẽ bảo vệ bạn, giúp đỡ bạn tiến về phía trước ngay giữa cơn mưa giông bất chợt.

Ảnh minh họa.
Giữa người với người luôn có nhận thức khác nhau, kiến thức khác nhau và sự tu dưỡng cũng khác nhau. Vậy nên tự nhiên sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về các sự việc hiện tượng, và những cọ sát,mâu thuẫn giữa người với người là điều rất bình thường.

Hiểu lầm người khác chi bằng thử mỉm cười và buông bỏ, cho thời gian một cơ hội kiểm chứng. Tha thứ cho người khác cần có tinh thần quên đi bản thân, phải có một tấm lòng rộng mở. Chịu thiệt không đồng nghĩa với việc yếu mềm dễ bị bắt nạt!

Hãy thứ tha cho những bất công trong cuộc sống. Bởi lẽ nó giống như bầu trời vậy, sẽ chẳng thể mãi mãi tinh khôi, sáng trong. Khi bầu trời bao la vạn dặm, nó sẽ khiến bạn mỉm cười hạnh phúc. Khi mây đen giăng kín nó khiến bạn lo lắng, thấp thỏm không yên.

Tha thứ sẽ khiến bạn luôn hạnh phúc, nó sẽ khiến bạn được nếm trải đủ vị cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống.

Không cần biết nguyên nhân của mối thù hận là gì, chính đáng hay không chính đáng, thuyết phục hay không thuyết phục, nhưng nếu chúng ta cứ ôm mãi mối thù hận, giận dữ trong lòng thì giống như chúng ta đang tự đầu độc mình vậy. Trong tâm trí chúng ta chỉ chứa đầy sự giận dữ, cay đắng và mộng trả thù người đã gây nên sự giận dữ này.

Tha thứ cũng là một loại tu: cho người nhưng được mình - Ảnh 2

Mặc dù những cảm giác giận dữ, cay đắng, muốn trả thù này hoàn toàn tiêu cực, không mang lại điều gì tốt đẹp cho chúng ta, nhưng nó lại có sức hấp dẫn khiến chúng ta không dễ mà từ bỏ. Tại sao vậy? Đây là một nghịch lý.

Chúng ta giận dữ, cay đắng, muốn trả thù nhưng việc hình dung ra viễn cảnh trả thù, dạy cho người kia một bài học lại khiến chúng ta thấy thích thú, nóng lòng chờ đến cơ hội. Đó là một thứ “khoái cảm bí mật”. Hãy tỉnh táo nhìn nhận đúng sự thật về sự giận dữ, thù hằn này. Sự giận dữ, thù hằn sẽ lớn lên từng ngày, ảnh hưởng đến mọi hoạt động hàng ngày của chúng ta, làm chúng ta nhìn nhận cuộc sống một cách méo mó, đen tối, khiến cách sống, cách xử sự của chúng ta mang sự hằn học. Sự giận dữ, thù hằn làm chúng ta trở nên bệnh tật của về thể chất và tinh thần.

Thật khó để thực sự tha thứ ngay cho ai đó. Tâm trí của con người không phải như một cái công-tắc để bật lên bật xuống một cách dễ dàng mà luôn có quán tính, có độ ì của nó. Chúng ta phải thay đổi dần dần. Tuy chưa thể tha thứ và quên hết mọi chuyện ngay lúc này, nhưng chúng ta nên xác định là mình sẽ tha thứ, nghĩa là đặt ra một dự định, một xu hướng cho sự tha thứ diễn ra dần dần.

Khi xác định như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng mở lòng hơn. Hãy thử hình dung sau khi mình tha thứ cho người khác thì mọi chuyện sẽ thế nào: mình sẽ không còn soi mói vào cuộc sống của họ, cười đắc chí mỗi khi họ gặp khó khăn hoặc trường hợp tệ hơn là mình tạo ra những khó khăn đó cho họ. Sau khi tha thứ, chúng ta thực sự “nhẹ đầu” hơn, không còn chứa những soi mói, đắc thắng một cách bệnh hoạn như vậy.

Khi xác định như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng mở lòng hơn. Hãy thử hình dung sau khi mình tha thứ cho người khác thì mọi chuyện sẽ thế nào: mình sẽ không còn soi mói vào cuộc sống của họ, cười đắc chí mỗi khi họ gặp khó khăn hoặc trường hợp tệ hơn là mình tạo ra những khó khăn đó cho họ. Sau khi tha thứ, chúng ta thực sự “nhẹ đầu” hơn, không còn chứa những soi mói, đắc thắng một cách bệnh hoạn như vậy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm