Tháp Chăm ngàn năm tuổi bị khoan đục để treo biển quảng bá du lịch
Top bể bơi vô cực đẹp nhất châu Á: Một khách sạn ở Cam Ranh được vinh danh / Top 5 đại học đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất thế giới 2019
- Video tháp Chăm ngàn năm tuổi bị khoan đục để treo biển quảng bá du lịch.
Ngày 6/5, ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định cho biết đã tháo dỡ hệ thống sắt thép khoan đục vào Tháp Đôi (ở phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) và Tháp Bánh Ít (ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước) để gắn bảng quảng bá điểm đến của ngành du lịch Bình Định.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, từ chiều ngày 5/5, nhiều tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội đã chia sẻ hình ảnh Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít bị khoan vào tường gạch cổ, lắp đặt giàn khoan bằng sắt để gắn bảng giới thiệu tên di tích, nhằm quảng bá điểm đến cho ngành du lịch Bình Định.
Việc làm trên bị nhiều người phản ứng gay gắt, nhiều người cho rằng, việc quảng bá sản phẩm du lịch là cần thiết nhưng đi khoan gạch cổ vừa làm mất thẩm mỹ vừa xâm hại đến kết cấu mấy trăm năm của khối gạch cổ. Đây là hành vi xâm hại di tích.
“Các nhà khoa học tìm cách để bảo tồn di sản nhưng không hiểu đơn vị nào của Bình Định lại có sáng kiến lạ đời vậy. Tôi không biết lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định có biết việc này không”, một du khách tham quan Tháp Đôi chia sẻ.
Theo ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định, hai cụm Tháp Đôi và Tháp Bánh Ít được giao cho Bảo tàng tỉnh Bình Định quản lý. Sau khi nghe thông tin phản ánh trên mạng xã hội, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và Sở Văn hóa Thể thao tỉnh đã yêu cầu kiểm tra, tháo dỡ ngay các dòng chữ gắn trên tháp cổ.
“Cái này ở dưới cơ sở quản lý họ làm, ý là để du khách đến tham quan có thể chụp hình, qua đó quảng bá điểm đến du lịch của tỉnh. Nhưng gắn trên tháp cổ như thế thì không phù hợp, phải tìm điểm nào phù hợp để gắn lại”, ông Chánh nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định cũng cho rằng, có nhiều hình thức quảng bá du lịch nhưng cách làm như thế này thì ảnh hưởng tới nét đẹp của di tích. Tỉnh đã chỉ đạo, trước mắt phải tháo dỡ để khôi phục lại hiện trạng cho tháp cổ.
Cụm di tích tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước) là một trong những cụm tháp có niên đại sớm (cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII) và cũng là quần thể còn nhiều tháp nhất (bốn tháp) trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Định. Về mặt kiến trúc, tháp Bánh Ít mở ra một phong cách mới của kiến trúc Chăm ở Bình Định.
Tháp Bánh Ít được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1982; gần đây được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xếp hạng Top Việt Nam về quần thể tháp Chăm, được đưa vào tập sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của nhóm tác giả người Anh...
Tháp Đôi (phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) là công trình kiến trúc Chăm cổ, được xây vào cuối thế kỷ thứ XII, gồm kết cấu hai khối liền kề. Tháp lớn cao 20m, tháp nhỏ thấp hơn một chút. Năm 1980, Tháp Đôi này được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Ngày nay, 2 tháp này đã trở thành những điểm tham quan thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người