Thấy đồ chơi mới con trai khóc ré lên đầy khó hiểu, biết nguyên nhân cả nhà được phen ôm bụng cười
Đang tức tưởi vì nuôi con một mình, mẹ đơn thân tìm thấy 'chân ái' khi nghe lời 'thỏ thẻ' nhưng sức công phá cực mạnh của sếp tổng / "Mẹ nuôi con bằng xương bằng máu, đừng nhìn vào đứa trẻ mà trách móc 1 người mẹ"
Được nhận đồ chơi mới, trẻ la khóc ầm ĩ một cách khó hiểu
Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng thích đồ chơi, nhất là đồ chơi mới. Vừa qua, trên mạng xã hội Trung Quốc, đăng tải câu chuyện về một bà mẹ người gặp phải cảnh ngộ lạ đời. Chồng cô đi công tác về và mua cho con trai nhỏ món đồ chơi mới, tưởng cậu bé sẽ thích mê, ngờ đâu chưa được 2 phút, trẻ đã khóc lóc ầm ĩ. Cả nhà lấy làm lạ, bèn thử đưa trẻ mấy món đồ chơi khác, trẻ vẫn chơi bình thường, sau tận nửa tiếng mới chán. Duy chỉ có món đồ mới của chồng cô mới khiến con trai khóc ré lên như vậy.
Chưa được 2 phút, em bé khóc lóc ầm ĩ khi tiếp xúc với món đồ chơi mới.
Người mẹ trẻ bèn quan sát món đồ chơi thật kỹ, nó không hề xấu xí hay có hình dáng khiếp sợ gì. Thậm chí nó có nhạc và phát sáng, vô cùng thú vị. Cô khó hiểu vô cùng, bèn thử đưa lại cho con, ngờ đâu trẻ vẫn khóc ầm, làm loạn lên như cũ. Thế nhưng lần này, một hành động khác của con trai đã giúp người mẹ tìm ra nguyên nhân vấn đề.
...vì nguyên nhân bất ngờ
Thì ra, món đồ chơi mô phỏng hình dáng một em bé đang ngậm bình sữa. Con trai cô thấy vậy bèn vươn tay giành lại nhưng không được, vì vậy mà tức giận khóc inh ỏi khắp nhà. Con cô quan niệm, bình sữa chính là bữa ăn của mình, và đã bị một em bé khác ngang nhiên "cướp đoạt", nên trong lòng cực kỳ không cam tâm.
Bình sữa này là của tôi cơ mà
Sự thật phơi bày, gia đình cô đã được phen phì cười. Cha mẹ đừng nghĩ trẻ nhỏ mới mấy tháng tuổi thì chưa biết gì, thực chất trẻ đã sớm có ham muốn sở hữu những thứ thuộc về riêng chúng. Thế nhưng, nếu trẻ quá ích kỷ cũng là điều không tốt.
Dưới đây là một số phương pháp giúp trẻ vượt qua sự ích kỷ của mình:
1. Giúp trẻ trẻ hiểu việc chia sẻ mang lại niềm vui như thế nào: Như khuyến khích con mình tham gia các trò chơi đòi hỏi tính tập thể, công ích xã hội.
2. Đừng phạt khi trẻ tỏ ra ích kỷ: Sẽ vô tình gieo rắc nơi trẻ sự oán hận, chứ không phải lòng quảng đại. Để khuyến khích trẻ biết chia sẻ sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
3. Giúp trẻ bày tỏ thái độ: Bố mẹ hãy đặt mình vào vị trí của trẻ, để hiểu vì sao trẻ ích kỷ như vậy. Và tìm cách gỡ rồi. Bởi sự ích kỷ của trẻ con, vốn dĩ rất đơn thuần.
4. Giải thích cho trẻ hiểu cảm giác bị bạn từ chối chia sẻ đồ chơi sẽ thế nào: Từ đó sẽ dễ dàng chơi chung cùng bạn một cách hòa động hơn, thân thiện hơn.
5. Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Nếu trẻ cho các bạn chơi chung đồ chơi, thì các bạn cũng chia sẻ lại như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện