Thấy gót chân bị đau kiểu này, hãy cảnh giác vì căn bệnh nguy hiểm đang "gõ cửa"
Đón ung thư vào người chỉ vì "lỡ" ăn loại thực phẩm này khi chưa nấu chín kĩ / Không muốn rước bệnh vào thân, đừng bao giờ để chuối trong tủ lạnh
Vì sao bị đau gót chân?
Như thường lệ, chị Tr.T.H. chọn đôi giày cao 5cm để đi. Nhưng hôm ấy, chị xỏ chân vào giày xong, khi đứng lên thấy đau nhói ở vùng sau gót chân, không thể bước đi được. Chị vội bỏ giày ra, tập thử vài động tác mới thấy rõ gót chân mình bị đau nhiều hơn khi đưa bàn chân cao lên hoặc đưa mũi chân chúc xuống. Tình trạng đó tăng dần lên, sau vài ngày thì chị đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm bao hoạt dịch gân gót.
Ảnh minh họa
Trường hợp viêm bao hoạt dịch gân gót chị H. mắc phải chỉ là một trong số rất nhiều bệnh liên quan đến đau gót chân mà nguyên nhân gây bệnh lại cũng rất nhiều. Thường gặp nhất của đau vùng sau gót chân bao gồm viêm gân gót (viêm gân Achille) và viêm bao hoạt dịch gân gót. Viêm cân gan chân là nguyên nhân hay gặp nhất của đau mặt dưới gan chân. Cân gan chân là dải cân chạy từ mặt dưới các ngón chân đến tận cùng phía dưới của gót chân. Khi hoạt động, các động tác dồn lực nhiều lên gan chân như chạy nhảy, leo trèo, thậm chí đứng nhiều sẽ tác động lên cân gan chân, ban đầu gây kích thích cơ học, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm. Ở những người có bề mặt gan chân bất thường, ví dụ quá phẳng hoặc quá lõm hoặc béo phì, làm nghề phải đi bộ lâu hay đứng lâu... là những yếu tố thuận lợi gây ra chứng đau gan chân.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh từ dấu hiệu đau gót chân:
Bệnh gút
Nếu bạn cảm thấy gót chân bị đau trong hoạt động thường ngày, rất có thể bạn đã mắc bệnh gút. Bệnh gút bắt nguồn từ nồng độ axit uric cao trong cơ thể. Axit uric thường gây kích ứng và đau ở khớp và xương của cơ thể người. Nếu cảm thấy đau ở gót chân, bạn cần đến gặp bác sỹ để xác định xem mình có bị bệnh gút hay không.
Thoái hóa xương khớp
Tuổi tác gia tăng, nhiều người sẽ mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ở gót chân và cảm thấy không thoải mái, bạn nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra kỹ hơn. Thông thường, nếu mắc thoái hóa xương khớp, bạn sẽ bị đau ở một vị trí nhất định trên gót chân, làm ảnh hưởng đến việc đi lại bình thường. Bạn nên đến khám và điều trị càng sớm, càng tốt.
Viêm xương khớp
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ở gót chân trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần phải kiểm tra xem vấn đề mà bạn gặp có liên quan đến bệnh viêm xương khớp hay không. Viêm xương khớp là căn bệnh phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Đây cũng là biểu hiện của sự thay đổi thoái hóa trong cơ thể. Khi bị viêm xương khớp, bạn cần có biện pháp điều trị phù hợp để tránh biến chứng có thể xảy ra.
Viêm khớp dạng thấp
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Dưới sự ảnh hưởng của thời tiết lạnh và ẩm ướt, một số người có thể bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Khi bị bệnh, vùng gót chân sẽ bị đau, thậm chí sưng phù, rất khó chịu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người