Đời sống

Thấy lỗ nhỏ ở vành tai kiểu này, đến gặp bác sĩ ngay vì căn bệnh nguy hiểm đang đứng ngay bên cạnh

Ngay bây giờ, hãy bỏ ra 1 phút để soi vào gương thử xem, phía trên vành tai của bạn có cái lỗ kỳ quái này không.

Móng tay xuất hiện dấu hiệu này báo hiệu sức khỏe đang gặp trở ngại, bạn nên đi kiểm tra sớm / Những lợi ích thần kì của quả su su với sức khỏe con người

Lỗ nhỏ trên tai là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, cái lỗ kỳ lạ trên tai có tên khoa học là preauricular sinus, còn gọi là rò luân nhĩ- căn bệnh hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết là vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ xuất hiện từ khi sinh ra. Đây là một loại dị dạng bẩm sinh, thường thấy ở một bên nhiều hơn ở hai bên. Đặc biệt, ở nữ giới thường bị nhiều hơn nam.

lo nho tren vanh tai-phunutoday
Ảnh minh họa

Bình thường, người ta chỉ thấy một lỗ rò bé bằng đầu tăm trên da mà không có biểu hiện gì khác. Tuy nhiên, khi bị viêm nhiễm hay bị tắc thì có thể bị ngứa, tiết ra chất giống như bã đậu màu trắng, mùi hôi hoặc phình ra tạo thành một nang. Nếu nang này bị bội nhiễm thì ngày càng to dần ra và tạo ra áp- xe rò luân nhĩ.

Rò luân nhĩ tuy đặc biệt nhưng cũng tương đối nguy hiểm

Việc có rò luân nhĩ không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng dù là một dạng dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nhắc nhở các bậc phụ huynh không nên coi thường nó, nhất là ở trẻ sơ sinh.

Nguyên do là vì bên trong lỗ là các nang lông, cả tuyến mồ hôi và tuyến bã vì thế đôi khi có thể xảy ra những trường hợp bị viêm nhiễm, tắc ống, gây sưng tấy và đau đớn.

Nhiều người thậm chí khi lỗ rò nhiễm trùng còn tưởng là bị một cái nhọt trước tai nên chỉ dùng kháng sinh để tự điều trị. Hậu quả là đường rò bị viêm nhiễm, xơ sẹo nhiều lần, gây co dính, ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ và gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

 

Vì vậy, cần lưu ý tới những lỗ rò và nhọt ở vùng này để đi khám sớm, phẫu thuật kịp thời; tránh để đường rò bị viêm nhiễm nhiều lần.

Phòng tránh viêm nhiễm khi bị rò luân nhĩ

Vì thế, nếu có đường rò luân nhĩ bẩm sinh thì nên giữ vệ sinh vùng lỗ rò và tuyệt nhiên không nên day ấn vào nó. Khi có nhiễm trùng phải được điều trị bằng kháng sinh, săn sóc tại chỗ hàng ngày (lau rửa, sát trùng), có khi phải chích rạch, đặt dẫn lưu và băng vô trùng.Điều trị triệt để là phải phẫu thuật lấy bỏ hết đường rò.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm