Thêm 3 thứ này vào nước lá tía tô có ngay ‘thuốc quý’ bổ phổi thận, tiêu mỡ
Gạo rất ưa thứ này: Thả vào để nấu cơm món ăn thơm dẻo, giàu dinh dưỡng phòng ngừa nhiều bệnh / 5 loại rau củ gây tăng cân không kém thịt mỡ, càng ăn càng béo
Nước tía tô với hạnh nhân giải cảm, chống khô da
Hạnh nhân vị đắng tính ấm, có tác dụng trừ ho hạ khí, nhuận tràng. Nếu kết hợp với tía tô sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ giải cảm, thích hợp cho những người hay bị cảm mạo, khô da trong mùa thu. Tuy nhiên, người đi ngoài phân lỏng, phân không có hình dáng thì không nên dùng bài thuốc này.
Bạn lấy 6g hạnh nhân bóc vỏ hoặc tán thành bột, cho vào nước đun trong 5-10 phút, cho 10g lá tía tô vào ngâm khoảng 10 phút, cuối cùng cho đường nâu (không quá 5g).
Nước tía tô và lá sen nhuận ruột, tiêu mỡ
Loại trà này thích hợp với người già bị táo bón, mỡ trong máu cao, có thể phát huy tác dụng nhất định trong việc điều hòa dạ dày, kiểm soát chất béo, làm ẩm ruột và nhuận tràng. Tuy nhiên, những người có lá lách và dạ dày đặc biệt yếu không nên uống loại trà này.
Bạn lấy lá tía tô và lá sen mỗi thứ 3g, thêm nước sắc, hãm uống.
Nước tía tô, lá trắc bá diệp điều hòa phổi thận
Lá trắc bá diệp có tính lạnh, có thể trung hòa với tính ấm của lá tía tô, đi vào kinh phế và thận, có tác dụng mát huyết cầm máu, giảm ho suyễn, đen râu tóc. Kết hợp lá trắc bá diệp với lá tía tô rất thích hợp để điều chỉnh sự thiếu hụt của phổi và thận.
Những người bị chân tay lạnh, thận hư có thể thêm kỷ tử. Nếu chân tay yếu, phế hư có thể thêm một ít hoàng kỳ. Triệu chứng khi bị phế hư là họng đỏ sưng, lưỡi đỏ, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay nóng. Triệu chứng của thận hư là sắc mặt tái nhợt, lòng bàn tay nóng, có hiện tượng phù.
Bạn lấy 5g lá tía tô và 5g lá trắc bá diệp, rửa sạch bằng nước, cho nước sôi vào hãm. 5 phút sau là uống được. Bạn cũng có thể lấy lá tía tô và lá trắc bá diệp mỗi thứ 15g, ngâm nước 30 phút, bỏ bã thuốc, thêm 1000ml nước, đun to lửa sau đó hạ lửa nhỏ nấu 30 phút, lọc lấy nước bỏ bã rồi uống.
Những cấm kỵ khi uống nước ngâm lá tía tô
Mặc dù uống nước lá tía tô mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải ai cũng thích hợp. Có người sau khi uống nước lá tía tô có cảm giác khó chịu như buồn nôn, nôn. Nhưng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng, cơ thể sẽ tự phục hồi sau một thời gian. Tuy nhiên, khi gặp các triệu chứng này nên tạm ngừng uống.
Vì lá tía tô có tính ấm, người có biểu hiện nóng trong nhiều thì tốt nhất không nên uống vì có thể làm bệnh nặng thêm.
Người mắc bệnh, thuộc chứng âm hư, biểu hiện chủ yếu là ớn lạnh, phát sốt hoặc đau đầu thì tốt nhất không nên uống lá tía tô mà nên ăn nhiều các vị thuốc bắc có tính thanh nhiệt, bổ dưỡng.
Trong lá tía tô có thành phần chủ yếu là perillone, một loại hợp chất xeton. Khi đi vào cơ thể động vật, các chất này có tác dụng gây độc rất mạnh, đặc biệt gay hại nhiều nhất cho phổi. Nếu uống một lượng lớn các chất như vậy, phổi dễ bị khí thũng và tràn dịch màng phổi, trường hợp nặng có thể tử vong. Vì vậy, nên uống vừa phải.
Bên cạnh đó, trong lá tía tô còn chứa nhiều axit oxalic, nếu uống thường xuyên sẽ tích tụ một lượng lớn axit oxalic trong cơ thể. Một lượng lớn lắng đọng trong cơ thể dễ gây tổn thương hệ thần kinh và hệ tiêu hóa, trường hợp nặng có thể gây tổn hại khả năng tạo máu của các cơ quan nội tạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần