Thiết lập chế độ dinh dưỡng ngày nắng nóng
Cách uống trà gây hại sức khỏe / Nhìn xuống bàn chân thấy 3 điểm đầu tiên sức khỏe tốt sống thọ, 2 điểm sau cùng nhiều bệnh tật, dễ đoản mệnh
Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch
Bạn cần thận trọng khi lựa chọn thực phẩm ngày nắng nóng. Nguồn ảnh: Internet
Để có một bữa ăn ngon, đảm bảo an toàn, các bà mẹ cần chọn mua thực phẩm tươi, sạch bởi mùa nóng thực phẩm rất dễ ôi thiu, biến chất do nhiễm khuẩn và nhiệt độ môi trường cao. Các loại thực phẩm như thịt, tôm, cá… khi mua về nên rửa sạch, đựng từng loại bằng túi ni lông hoặc hộp riêng rồi để vào tủ lạnh, rau quả để vào ngăn mát của tủ lạnh.
Trước khi nấu rau xanh cần rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần, ngâm kỹ rồi mới thái nhỏ để không mất nhiều vitamin.
Các thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng
Thịt bò nấu rau cải: Công dụng giải cảm mạo phong hàn, trị đau đầu, đau nhức xương khớp...
Cháo bạc hà: Món này có tác dụng trị các chứng da nóng ra nhiều mồ hôi, đau đầu, bụng trướng...Rất giúp ích cho da nóng vào trời mùa hè.
Đậu xanh nấu bạc hà, kim ngân hoa: Món này có tác dụng trị chứng toàn thân đau mỏi, khát nước.
Nước ép bí đao: Bí đao 500g, ép lấy nước, cho thêm chút muối, uống 2 - 3 lần trong ngày, có tác dụng chống cảm nắng mụn nhọt, rôm sảy.
Nước atiso: Nấu lấy nước uống như trà. Bông atiso được nấu chín có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu.
Nước vối: Lá vối được đun sôi. Nước vối giúp giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát.
Nước mía: Có thể ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống. Nước mía giúp phòng các chứng bệnh viêm nhiệt, miệng khô họng khát, sốt cao mất nước...
Rau gia vị: Ví dụ như tía tô, mùi tàu, thìa là, rau ngổ, rau răm, hành hoa, hẹ ... Các loại gia vị củ như: hành, tỏi, gừng, riềng, nghệ... cũng giúp bổ dưỡng nhiều vitamin, khoáng chất, kháng sinh thực vật và hương liệu kích thích ăn ngon miệng.
Muối ăn: Được tiêu thụ hàng ngày, nhưng thật ra chỉ cần một số lượng rất ít. Cơ thể chỉ cần dưới 5 gam/ngày (có trong nước mắm, nước chấm các loại, bột canh, bột nêm...)
Đường: Có tác dụng kịp thời trong trường hợp hạ đường huyết, hoặc cần nhanh chóng phục hồi sau ốm đau, chống mệt mỏi khi lao động thể lực nặng. Nên dùng đường ở ngưỡng cho phép, đặc biệt là trẻ em, và người cao tuổi. Dùng nhiều đường sẽ làm mệt tuyến tụy và sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Một người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 20 gam/ngày.
Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm để có dinh dưỡng hợp lý
Mỗi bữa ăn cần phải có đủ bốn nhóm thực phẩm, các thức ăn trong mỗi nhóm cũng phải thay đổi từng bữa, từng ngày. Nếu rau muống ăn luộc thì chỉ có rau, nhưng nếu làm món nộm thì có thể có rau muống, giá đỗ, đậu phụ sống, vừng, lạc, chanh, rau thơm. Cua nếu nấu riêu thì chỉ có cua và cà chua, nhưng nếu nấu canh cua thì ngoài cua còn có khoai sọ, rau muống, rau rút, mướp… Do mỗi thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thức ăn, ta có thể thêm nhiều chất dinh dưỡng và chất này bổ sung chất kia, ta sẽ có một bữa ăn cân đối, đủ chất, giá trị sử dụng sẽ tăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Năm 2025, 4 con giáp sau đây sẽ tỏa sáng, mở ra những thay đổi ngoạn mục trong sự nghiệp và tài chính
Chồng cũ "nổ" giữa sảnh công ty, nghẹn lời khi thấy sếp tự nhận là chồng tôi
Người vợ cũ đón chồng về trong những ngày cuối đời, nhưng lại phải đối mặt với phản ứng đầy đau đớn từ con trai
Chồng cũ dẫn con đến đám cưới tôi gây náo loạn, mẹ chồng tuyên bố nhận cháu nội khiến không khí vỡ òa!
Tía tô và gừng là sự kết hợp hoàn hảo, có rất nhiều lợi ích mà bạn thậm chí không thể mua được bằng tiền
Cuối tuần 11-12/1/2025: 3 con giáp được Thần may mắn ưu ái, vận đỏ như son, giàu có ngập tràn