Đời sống

Thịt ngỗng bổ dưỡng nhưng một số phần thịt không nên ăn

Thịt ngỗng được coi là thực phẩm bổ dưỡng nhưng theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dù rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn thịt ngỗng cần tránh một số bộ phận.

4 đối tượng không nên ăn bí đỏ kẻo gây hại cho sức khỏe / Chủ sạp rau tiết lộ: 6 loại rau dù rẻ tiền cũng không nên ăn, sức khỏe sẽ được bảo vệ

Ngỗng là loài gia cầm sống có tính bầy đàn, được nuôi khá phổ biến ở nước ta.Thịt ngỗng ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng. Theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam của Viện Vệ sinh dịch tễ, Bộ Y tế, trong 100g thịt ngỗng loại 1 có 46,1g nước, 14g protid, 39,2g lipid, 13mg canxi, 210mg photpho, 1,8mg sắt, 0,27mg vitamin A, 0,20mg vitamin B1, 0,19mg vitamin B2, 5,7mg vitamin P… cung cấp được 422 Kcal.

Thịt ngỗng có thể chế biến nhiều món ăn ngon như ngỗng quay, ngỗng tẩm bột, ngỗng xào lăn, ngỗng nướng, ngỗng hấp, v.v… mỗi món có hương vị riêng rất hấp dẫn.

Thịt ngỗng rất ngon và bổ dưỡng nhưng nhiều bộ phận khác không nên ăn

Ngoài giá trị ăn uống, thịt ngỗng con được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh từ lâu đời. Theo Đông y, thịt ngỗng vị ngọt, tính bình, chủ trị lợi tạng, ích khí, bổ hư, hoà vị, ngừng tiêu khát. Máu ngỗng cũng được dùng làm thuốc chữa nấc, buồn nôn.

Không thể phủ nhận tác dụng của thịt ngỗng đối với sức khỏe con người nhưng theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, thịt ngỗng màu sẫm, hương vị đậm và béo nhưng một số bộ phận không tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt, nội tạng của ngỗng như gan, mề, lòng... có hàm lượng cholesterol cao. Đây cũng là phần dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus nhiễm bệnh. Trong đó, gan ngỗng chứa mầm bệnh vì tích lũy nhiều kim loại nặng. Khi chế biến, gan phải được nấu chín hẳn, nếu còn tái sẽ không diệt hết được các loại virus gây bệnh. Phụ nữ mang thai, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn.

Ngoài ra, không nên ăn da ngỗng nhiều, nhất là người mắc bệnh tăng mỡ máu. Do phần này chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao. Da cũng là mặt tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một số loại độc tố hòa tan. Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp có thể bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn thịt ngỗng.

Phao câu là phần sau cùng của thân ngỗng, kể cả vịt, ngan, gà cũng như một số loài chim, tích tụ nhiều mỡ nhất trong cơ thể con vật. Phần cánh ngỗng béo, thực chất là chất béo của da, cũng nên ăn hạn chế ăn, nhất là những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì. Tuy nhiên, nguy cơ gây hại khi ăn những bộ phận đó không đáng kể, trừ trường hợp ăn lượng lớn và ăn trong nhiều ngày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm