Thói quen "chết người" khi dùng khăn mặt nhiều người mắc cần bỏ ngay lập tức
Top 10 thực phẩm tốt cho sức khỏe của đôi mắt / Điểm danh một vài vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải khi cơ thể có mùi
Làn da là bộ phận không chỉ bảo vệ cơ thể bên trong, giúp ổn định thân nhiệt, chống mất nước, giảm các tác nhân độc hại từ môi trường, đón nhận cảm xúc mà còn tạo nên vẻ đẹp cho mọi người.
Trong đó, khuôn mặt là nơi có vùng da mỏng nhất trên cơ thể nhưng đóng vai trò thẩm mỹ quan trọng, Tuy nhiên, da mặt cũng là nơi chịu rất nhiều tác nhân có hại từ môi trường. Vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc vùng da này là điều các chị em phụ nữ đều rất quan tâm.
Nguy hiểm khi dùng chung khăn mặt
Đau mắt đỏ
Loại bệnh này nhận biết thông qua hiện tượng đỏ mắt và nguyên nhân là nhiễm trùng mắt do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đau mắt đỏ khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt, sau lây sang mắt còn lại. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh.
Chính vì lí do trên, việc sử dụng khăn mặt còn lưu rỉ mắt hoặc các dịch tiết từ cơ thể người nhiễm bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Phần lớn trường hợp bệnh đều tự khỏi sau một đến hai tuần nhưng nếu không được điều trị kịp thời, điều trị đúng chỉ định có thể gây nhiều biến chứng như viêm giác mạc, dẫn tới suy giảm thị lực sau này.
Sùi mào gà
Sùi mào gà là bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục, qua chỗ sây sát niêm mạc do virus sùi mào gà gây nên, có tên là Human papova (HPV). Thời kỳ ủ bệnh của bệnh sùi mào gà khá dài, có thể từ 2 – 9 tháng sau khi quan hệ tình dục với người có mang mầm bệnh HPV.
Loại virus này có thể kết hợp với virus gây bệnh hạt cơm ở các vùng da khác của cơ thể như ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân.
Tuy nhiên, ít người để ý rằng, căn bệnh da liễu nguy hiểm này cũng có thể lây qua khăn mặt, khăn tắm. Vi khuẩn HPV gặp môi trường thuận lợi có thể tồn tại ngoài chủ thể đến 48 giờ đồng hồ. Các biện pháp khử trùng khăn đều không thể tiêu diệt hoàn toàn.
Sùi mào gà xuất hiện trên mặt sẽ càng trở nên “kinh khủng” hơn vì cảm giác khó chịu do vết mẩn gây nên, bên cạnh đó là mùi hôi thối đặc trưng của bệnh sẽ “ám ảnh” người bệnh liên tục.
Không nên dùng khăn và chậu để rửa mặt
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, PGS.TS Nguyễn Duy Hưng (Bệnh viện Da liễu trung ương) cho biết việc rửa mặt đúng cách cũng giúp chúng ta bảo vệ làn da mặt hiệu quả.
Theo ông, một thói quen sai lầm mà nhiều người Việt Nam mắc phải đó là dùng khăn và chậu để rửa mặt. Nghiêm trọng hơn khăn thường được phơi trong nhà vệ sinh, phòng tắm kín ánh nắng hoặc thậm chí sử dụng quá lâu ngày.
PGS.TS Nguyễn Duy Hưng nhận định: “Nếu không được vệ sinh thường xuyên, chậu rửa và khăn mặt sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, việc treo khăn trong nhà vệ sinh rất dễ bị nhiễm nấm mốc gây hại cho da”.
Vì vậy, bác sĩ này cho rằng chúng ta nên rửa mặt bằng tay (đã được vệ sinh) dưới vòi nước sạch, sau đó thấm lại bằng khăn khô. Khi rửa, bạn nên dùng hai bàn tay mát xa da mặt, xoa bóp đều toàn bộ khuôn mặt. Chỏm mũi, hai bên khóe trán là những nơi dễ bám bụi nên cần phải lưu ý để tẩy sạch chất bẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng mất được 5 năm, người phụ nữ lạ tìm đến muốn tặng tôi căn nhà và tiết lộ bí mật của anh
Đưa bạn trai về ra mắt, mẹ nhất quyết không đồng ý vì nhìn thấy thứ này trên cơ thể người yêu
Dù là người yêu hay là vợ, khôn ngoan thì đừng bao giờ hỏi đàn ông 3 câu này
Cuối tuần (2-3/11) cát tinh soi sáng: 4 con giáp thăng hoa sự nghiệp, tình duyên khởi sắc
Thứ bảy, ngày 2 tháng 11, ba con giáp may mắn nhất, dễ dàng có được sự giàu có
Vẻ đẹp siêu thực của hot girl kém 12 tuổi được Duy Hưng quyết liệt 'đòi cưới'