Thói quen rửa bát vô tình tạo ra cả ổ vi khuẩn hại sức khỏe nhiều người mắc
Thứ rẻ tiền nhất của con lợn không ngờ lại là thần dược giúp dáng đẹp da khỏe tóc bồng bềnh / 7 loại nước giàu collagen bậc nhất: Càng uống da càng mịn màng, U60 không gợn nếp nhăn
Đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát
Có nhiều người cho rằng đổ trực tiếp nước rửa chén vào bát sẽ giúp làm sạch hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng làm sạch khi được pha loãng vì đã được tính toán khả năng tẩy rửa với tỉ lệ hợp lý. Việc sử dụng quá nhiều nước rửa chén chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa mà thôi. Nếu chẳng may rửa không sạch mà ăn phải hóa chất vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng…
Ngâm bát đũa trong bồn
Có nhiều ăn xong thường ngâm bát đũa trong bồn rửa với suy nghĩ để thức ăn mềm ra, dễ vệ sinh hoặc do lười biếng. Thế nhưng, điều này tạo cơ hội cho thức ăn thừa, dầu mỡ lên men, có thể khiến vi khuẩn Staphylococcus, Salmonella và Escherichia coli… sinh sôi và bám vào bát, ngấm vào thân đũa.
Theo nghiên cứu, nếu số lượng vi khuẩn ban đầu là 1000, thì sau khi ngâm trong nước khoảng 10 giờ, tổng số vi khuẩn đã tăng lên 70000 lần so với lúc đầu.
Tốt nhất bạn nên rửa bát càng sớm càng tốt sau bữa ăn để giữ cho bếp sạch và để bảo vệ sức khỏe gia đình.
Cho tất cả bát đũa vào bồn rửa một thể
Các loại bát, đĩa, thìa đũa… bị bẩn ở nhiều mức độ khác nhau, có loại dính nhiều dầu mỡ hơn, vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Không chỉ vậy, chồng tất cả các loại bát, đĩa lên nhau dễ gây đổ vỡ, sứt mẻ, làm hỏng hay rút ngắn thời gian sử dụng đồ dùng của bạn.
Tốt nhất bạn hãy rửa những đồ sạch sẽ hơn trước, tách chúng ra khỏi môi trường nhiều dầu mỡ, cặn bẩn, sau đó rửa bát, đũa,… có nhiều dầu hơn, để tránh nhiễm khuẩn chéo và tạo thêm không gian cho vi khuẩn phát triển. Xoong nồi nên tẩy rửa cuối cùng vì chúng có nhiều dầu mỡ mà có thể bám muội than từ vị trí đáy nồi tiếp xúc với bếp.
Rửa với tay trần
Chất tẩy rửa trong nước rửa bát sẽ đẩy nhanh quá trình ăn mòn da tay khiến chúng trở nên thô ráp, thậm chí mắc các bệnh về da như viêm da tiếp xúc. Vì vậy, hãy dành ra ít phút để đeo găng tay trước khi rửa bát. Khi rửa bát với nước nóng, găng tay cũng sẽ giúp bạn tránh khỏi trường hợp bị bỏng bất chợt.
Sử dụng miếng rửa bẩn
Sau một thời gian sử dụng miếng rửa bát sẽ tích tụ vi khuẩn ở bên trong và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Loại mút rửa đọng lại rất nhiều nước, là môi trường lý trưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Loại lưới không rũ sạch sau khi dùng cũng có thể mắc lại thức ăn và bị phân hủy trên đó.
Vi khuẩn trong miếng rửa bát có thể xâm nhập trực tiếp vào bát đĩa nhà bạn. Các chuyên gia cho biết nên thay miếng rửa bát khoảng 1 tháng/lần. Sau mỗi lần rửa bát, hãy phơi ra nắng để miếng rửa bát được khô tự nhiên, đồng thời loại bỏ vi khuẩn bên trong nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ