Đời sống

Thói quen sai lầm khiến người Việt phát hiện bệnh ung thư gan ở giai đoạn muốn, muốn chữa cũng khó

Nhiều chuyên gia cho hay, việc trì hoãn khám, chữa bệnh, chờ bệnh diễn tiến nặng rồi mới đi khám khiến người bệnh ung thư bỏ lỡ thời gian vàng để chữa bệnh.

Ai tránh được 6 việc này thì ít mắc ung thư: Ghi nhớ để bảo vệ sức khoẻ của chính mình / 5 dấu hiệu ở miệng cảnh báo ung thư, thấy đau phải đi khám ngay kẻo hối không kịp

Sút 10 kg, ăn uống kém đi khám mới biết mắc ung thư

Tâm lý chung, người Việt thương ngại đi khám. Họ không quan tâm tới việc thăm khám lá gan định kỳ mà đợi có triệu chứng rõ rệt, thậm chí nặng thì mới đi khám bệnh. Lúc này, bệnh đã rơi vào giai đoạn muộn, muốn điều trị cũng khó.

Vẫn luôn cho mình có sức khỏe tốt, bác L.N.T (70 tuổi) gần như rất ít đau ốm. Bác T mỗi năm vẫn đi kiểm tra sức khỏe từ 1-2 lần. Tuy nhiên, 2 năm Covid-19 gần đây, do tuổi cao nên bác cũng không đi thăm khám sức khỏe định kỳ.

1
Ảnh minh họa.

Đột nhiên, bác T bị sút 10 kg, ăn uống kém. Đi khám bác sĩ, bác T đã được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối. Người nhà bác T chia sẻ do trước giờ khỏe mạnh, không có bất cứ triệu chứng gì nên bác T cũng không nghĩ tới việc đi khám. Khi sút cân bất thường, bệnh nhân đi khám thì bệnh đã chuyển biến xấu.

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, Chuyên gia Gan mật (Bệnh viện Medlatec), cho biết theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C đã giảm. Tuy nhiên, những di chứng của viêm gan B, C để lại từ nhiều năm về trước khiến cho tỷ lệ ung thư gan tại Việt Nam ở mức cao.

PGS Ngọc từng gặp trường hợp bệnh nhân 30 tuổi đi kiểm tra sức khỏe, siêu âm và phát hiện khối u trong gan. Bệnh nhân làm các xét nghiệm chuyên sâu, được chuẩn đoán mắc ung thư gan trên nền viêm gan virus.

photo-1-16591497413261110446107

Trong quá trình tiếp đón bệnh nhân, bác sĩ Ngọc nhận thấy thường có 2 nhóm bệnh nhân. Thứ nhất, những người rất quan tâm tới các bệnh lý về gan và thường đi khám thường xuyên. Đây là một điều rất đáng mừng vì nhận thức của người dân đã được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một số người ít quan tâm tới gan.

"Tôi đã từng tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân có xơ gan, thậm chí ung thư gan tới khám đã ở giai đoạn cuối. Do ung thư gan triệu chứng rất nghèo nàn, nếu đợi có triệu chứng mới đi khám thì bệnh đã nặng, thậm chí ung thư đã ở giai đoạn cuối",PGS Ngọc phân tích.

 

Dấu hiệu nhận biết ung thư gan ở giai đoạn đầu

Các triệu chứng bệnh ung thư gan giai đoạn đầu thường khó nhận biết vì người bệnh tưởng chừng như đó là những phản ứng bình thường của cơ thể. Bác sĩ khuyến cáo người dân nên chú ý các dấu hiệu cảnh báo ung thư gan như sau:

Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn

Ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi

Nhanh no hoặc đầy hơi sau khi ăn

 

Thường xuyên bị sốt cao

Da mặt sạm đen (do suy giảm chức năng chuyển hóa melanin của gan)

Đau vùng bụng trên, bên phải

photo1659149754431-1659149754581

Ở giai đoạn muộn hơn, ung thư gan biểu hiện qua các triệu chứng:

Cơn đau hạ sườn phải ngày càng tăng

 

Gan nở to hoặc có khối u, người bệnh có thể sờ thấy

Trướng bụng (do tụ dịch trong bụng)

Luôn có cảm giác ngứa da (do tăng lượng bilirubin trong máu)

Vàng da, niêm mạc và kết mạc mắt cũng bị vàng

Đi phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu

 

Chảy máu bất thường (chảy máu lợi ở răng, xuất huyết dưới da)

Sụt cân đột ngột, không rõ nguyên nhân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm