Tỏi độc Trung Quốc: Ăn vào sinh ung thư
Không cần thuốc bổ: Uống loại nước vừa ngon vừa rẻ này giúp lọc thận sạch bong, không còn độc tố / Lành như thịt vịt nhưng ăn kiểu này cũng hóa thuốc độc: Chớ dại mắc phải kẻo hối hận không kịp
Mỹ vừa đưa ra khuyến cáo, tỏi Trung Quốc chứa nhiều chất độc hại đang được bày bán tràn lan trên thị trường. Theo số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Mỹ, hiện nay có trên 80% lượng tỏi bày bán trên toàn cầu có xuất xứ từ Trung Quốc. Hầu hết chúng đều đã bị tẩy trắng và phun thuốc để ngưng mọc mầm. Tỏi Trung Quốc có thể được tưới bằng nước cống và khử trùng bằng methyl bromide trước khi xuất khẩu.
Tỏi Trung Quốc thường to tròn, kích thước củ khá đồng đều, vỏ ngoài màu trắng hơingả vàng, láng bóng, để lâu không bị nảy mầm.
Đây là chất diệt sâu bọ rất độc hại đối với con người, có thể hủy hoại hệ hô hấp và cơ quan thần kinh trung ương, thậm chí gây tử vong. Các đội thanh tra thực phẩm Mỹ liên tục phát hiện ra tỏi có nguồn gốc từ Trung Quốc có chứa chất hóa học độc hại.
Tỏi Trung Quốc được trồng với hàm lượng chất tăng trưởng cao, sau đó được tẩy trắng và ướp các hóa chất bảo quản dài ngày. Vị của tỏi Trung Quốc thay đổi cũng là một trong những dấu hiệu của hóa chất độc hại chứa sâu bên trong tép tỏi. Hiện môi trường, đất trồng ô nhiễm của Trung Quốc cũng là nguyên nhân làm cho tỏi nhiễm độc trầm trọng hơn. Một báo cáo chính thức của chính phủ Mỹ vào năm 2014 cho biết gần 1/5 diện tích đất của Trung Quốc bị nhiễm độc kim loại nặng như cadmium, asen cũng như thuốc trừ sâu và phân bón có hại khác.
Tỏi Trung Quốc: để thoải mái không lo nảy mầmTrước thông tin này, người dân Việt Nam không khỏi hoang mang, lo lắng. Dọc các tuyến phố hay các khu chợ, có rất nhiều hàng bán tỏi không rõ xuất xứ, không phân biệt được đâu là tỏi Việt Nam, đâu là tỏi Trung Quốc.
Trong vai người mua hàng, PV báo Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh được chị N.T.V một người bán hành, tỏi lâu năm ở chợ Vĩnh Hồ (Phố Vĩnh Hồ, Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Tôi thường nhập tỏi ở các chợ đầu mối.
Có nhiều loại tỏi trong đó có tỏi ta và tỏi Tàu. Tỏi Tàu bây giờ cũng đắt lắm, nhập buôn đã 55 ngàn đồng/1kg. Nhưng tôi vẫn thích lấy tỏi Tàu bán vì tỏi lâu hỏng, ít khi bị nảy mầm, để bán lâu dài vẫn không sợ, chứ tỏi mình để dăm bữa nửa tháng đã bị thối, móp, nảy mầm, nhất là trong thời tiết trời hay nồm và ẩm ướt thế này, hỏng cân tỏi là đã mất lãi rồi."
Tại các phố, các chợ, tỏi không rõ xuất xứ được bán tràn lan.
Chị Đ.T.T, một người bán tỏi khác chia sẻ: "Tỏi Tàu thường mẫu mã đẹp, củ to chắc, tép tỏi cũng to và đều, bóc nhanh nên người dùng khá thích, đặc biệt là các nhà hàng. Bán tỏi mấy năm nay, bao giờ tôi cũng nhập nửa tỏi Tàu, nửa tỏi ta. Thường thì giá tỏi Tàu sẽ mềm hơn tỏi ta mà lại dễ bảo quản, để thoải mái, không lo bị thối và nảy mầm."
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc gia đình nhà mình có dùng loại tỏi Tàu hay không thì chị T lại tỏ ra ngập ngừng: "Thì mình là người bán, mình biết tỏi nào đảm bảo hơn thì mình dùng. Dù sao thì kia cũng là hàng Trung Quốc nên cũng không biết thế nào nên tốt nhất là cứ dùng tỏi ta cho chắc."
Trao đổi với PV báo Phụ Nữ TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Văn Viên Chuyên gia về Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: "Trong quá trình, xử lý và bảo quản thực phẩm, người ta vẫn phải dùng đến một số chất bảo quản.
Nếu dùng đúng liều lượng và nồng độ thì sẽ không có ảnh hưởng gì nhưng nếu người sản xuất vì mục đích lợi nhuận mà sử dụng với hàm lượng cao thì sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hơn thế, nếu đúng như báo cáo của Mỹ, tỏi Trung Quốc được trồng với hàm lượng chất tăng trưởng cao, tưới bằng nước cống, sau đó qua xử lý bằng chất tẩy trắng, phun thuốc ngưng mọc mầm và khử trùng bằng methyl bromide trước khi xuất khẩu thì hậu họa mang đến cho người tiêu dùng là rất nghiêm trọng.
Những chất độc này sẽ tích tụ dần trong cơ thể và dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh ung thư.
Thậm chí, nếu hàm lượng chất độc trong tỏi quá cao thì có thể gây ngộ độc cho người dùng ngay sau khi sử dụng."
Theo vị chuyên gia này: "Tốt nhất là những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ đã qua xử lý, bảo quản như thế nào thì người tiêu dùng không nên ăn.
Đặc biệt là với những sản phẩm đã đưa ra nghi ngại về mức an toàn thì người tiêu dùng càng phải cẩn thận."
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?