Đời sống

Thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng nhất cho bé 8 tháng tuổi, bố mẹ nhất định không thể bỏ qua

Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng phát triển toàn diện, bạn hãy tham khảo nhé.

Thịt hun khói - ‘sát thủ’ gây ung thư đường ruột / Cách phân biệt rau muống nhiễm chì độc hại đơn giản nhất

Cháo tôm cải bẹ

Chuẩn bị nguyên liệu

 

Bột gạo: 3 muỗng canh

Cải bẹ: 150g

Tôm: 100g

Dầu ăn: 1 muỗng cà phê

 

Empty
Ảnh minh họa.

Cách chế biến

Bước 1: Cải bẹ rửa sạch, xay nhuyễn ra sau đó đun sôi với một chén nước

Bước 2: Tôm tươi rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ xay nhuyễn.

Bước 3: Cuối cùng, trộn bột gạo vào hỗn hợp trên, thêm dầu ăn vào và khuấy đều tay.

Cháo cải ngọt

 

Chuẩn bị nguyên liệu

 

Bột gạo: 3 muỗng canh

Thịt heo: 50g

Rau cải ngọt: 100g

Dầu ăn: 1 muỗng canh

 

Cách chế biến

Bước 1: Thịt heo và rau cải tất cả đều rửa sạch, băm nhuyễn.

Bước 2: Đánh tan thịt heo trên nồi nước sôi, tiếp tục bỏ rau cải đã xay nhuyễn vào nấu chín trên lửa li ti.

Bước 3: Khi rau cải và thịt heo đã chín, bỏ bột gạo vào trộn đều. Thêm dầu ăn ở bước cuối cùng, để bớt nóng cho bé ăn

Cháo nấm rơm

 

Chuẩn bị nguyên liệu

 

Bột gạo: 3 muỗng canh

Thịt heo: 50g

Nấm rơm: 100g

Dầu ăn: 1 muỗng cà phê

 

Cách chế biến

Bước 1: Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn ra. Nấm rơm rửa sạch, gọt bỏ phần đuôi, cũng cho vào băm nhuyễn.

Bước 2: Sau đó thịt heo bỏ vào nước nóng, đánh tan. Tiếp tục bỏ nấm rơm vào nấu chín thì tắt bếp, thêm bột gạo và dầu ăn vào trộn đều.

Súp bánh mì phô mai

Chuẩn bị nguyên liệu

 

Bánh mì gối: 5 lát nhỏ

Nước dùng: 100ml

Phô mai: 10g

Empty
Ảnh minh họa.

Cách chế biến

Bước 1: Lọc bỏ phần da cứng bên ngoài của bánh mì, xé nhỏ đun với nước dùng cho tới khi bánh mì nở ra.

 

Bước 2: Bỏ phô mai vào đun với bánh mì khoảng 3 phút, tới khi phô mai chảy ra thì tắt bếp, đảo hỗn hợp bánh mì và phô mai cho hòa quyện lại với nhau.

Những lưu ý khi cho bé 8 tháng ăn dặm

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm mẹ sẽ dành nhiều thời gian cho bếp núc để nấu những món ăn tuyệt vời trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi. Nhưng mẹ đừng vội vàng, hãy cho con ăn thật từ từ, bắt đầu với một lượng thức ăn khá ít và dễ tiêu sau khi bé quen rồi thì mới tăng dần số lượng thức ăn lên. Mẹ nên nhớ dạ dày của con còn rất nhỏ, vì vậy mẹ hãy cho con ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn vào ba bữa chính.

thuc-don-an-dam-cho-be-
Ảnh minh họa.

Mẹ vẫn cho con bú sữa khi ăn dặm: Trong suốt một năm đầu đời, mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho bé. Vì sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất với trẻ nên dù có tập cho bé ăn dặm thì mẹ hãy tiếp tục cho bé bú thêm sữa mẹ hoặc cho bé uống sữa ngoài.

Chọn thức ăn phù hợp cho bé: Trong quá trình ăn của bé, mẹ nên theo dõi để biết được con thích hay không thích ăn những loại thực phẩm nào để đưa ra thực đơn phù hợp nhất cho con. Ngoài ra, mẹ nên xem các thành viên trong gia đình có bị dị ứng với loại thức ăn nào không để tránh không cho bé ăn, đề phòng việc bé cũng bị dị ứng với thức ăn đó do di truyền.

 

Chấp nhận sự lôi thôi của bé: Khi ăn dặm quần áo của bé lúc nào cũng lem nhem do thức ăn rơi xuống, vì vậy mẹ nên sắm cho bé những bộ quần áo phù hợp mỗi khi ăn.

Thay đổi thức ăn cho bé hàng tuần: Buổi sáng là thời gian tốt nhất để cho bé làm quen với thức ăn mới. Mẹ hãy tận dụng điều này để quan sát xem bé thích hay không thích và có bị dị ứng với món ăn mới này không. Nếu sau khi ăn xong, mẹ thấy bé có những dấu hiệu như chảy nước mũi, đau bụng hay la hét om sòm thì phải báo ngay với bác sĩ.

Bé sẽ đi ngoài ra phân khác màu: Trong quá trình ăn dặm tức là bé đã ăn nhiều loại thức ăn khác nhau do vậy nếu thấy phân của bé có những màu sắc hay hình dạng khác thường thì mẹ cũng không phải lo lắng. Thậm chí những mẫu thức ăn chưa tiêu hóa được sẽ ra ngoài theo phân của bé.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm