Thực đơn cơm chiều: 3 món chống ngấy cho cả nhà
Thực đơn cơm chiều: Toàn món ngon, hấp dẫn / Thực đơn cơm chiều: 3 món cho ngày se lạnh
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
700g thịt bắp bò
4-5 cây sả
1 lóng gừng
1 thìa canh sả băm
Muối, hạt nêm, xì dầu, đường, tỏi, hạt nêm
Bún, rau xà lách xoăn, rau thơm
Bánh đa.
Cách làm:
Thịt bắp bò rửa sạch, để ráo, nếu miếng bắp bò lớn thì xẻ làm đôi.
Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
Trộn đều tỏi, sả băm, hai thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ hạt nêm, dùng tay thoa đều hỗn hợp tỏi, sả vào miếng thịt bò.
Dùng sợi dây lạt hay chỉ cột chặt miếng thịt, ướp qua đêm hoặc khoảng 5-6 tiếng.
Cây sả rửa sạch, cắt khúc ngắn, dùng cán dao đập dập. Cho gừng, sả vào nồi nước, đun sôi.
Cho tiếp miếng thịt bò ở bước 2 vào đun cùng, thỉnh thoảng hớt bỏ bọt, thêm vào nồi sả một thìa canh xì dầu, một thìa nhỏ đường, một thìa nhỏ muối để phần gia vị thấm vào miếng thịt.
Đun đến khi xiên đầu đũa qua miếng thịt mềm như ý thì tắt bếp, để nguội, gắp ra, thái thịt bò thành lát vừa ăn.
Rau xà lách xoăn, rau thơm, rửa sạch, để ráo.
Khi dùng thì xếp thịt bò ra đĩa, dùng kèm với rau xà lách, bún, cuốn với bánh đa, chấm với nước mắm chua ngọt. Bạn có thể cuốn thêm dưa leo, dứa, cắt mỏng.
Gan heo om
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
2 miếng gan heo
2 thìa xì dầu, 2 thìa nước tương đen, hành lá, lá nguyệt quyế, gừng, muối.
Cách làm:
Chuẩn bị các thành phần cần thiết. Ngâm gan heo với nước sạch trước, thay nước nhiều lần để lại bỏ tiết thừa.
Cho gan vào nồi, thêm nước tương đậm, xì dầu và muối.
Sau đó, thêm hành lá, lá nguyệt quyế, gừng.
Đun sôi trên lửa lớn, vặn nhỏ lửa đun liu riu khoảng 12 phút rồi tắt bếp, ngâm gan qua đêm, bảo quản trong tủ lạnh.
Canh cua mồng tơi
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
Cua đồng: 300gr
Rau mồng tơi: 1 bó
Gia vị: muối, hạt nêm
Cách làm:
Cua mua về rửa sạch cho hết bùn đất, tách mai cua, lột bỏ phần yếm rồi khều lấy gạch để riêng, thịt cua đem giã hoặc xay cùng một nhúm muối nhỏ. Sau đó hòa phần cua đã xay với nước rồi lọc qua ray, phần bã ở vỏ cua bỏ đi.
Hiện nay, tại các khu chợ, người bán hàng thường làm cua cho khách, các bạn chọn cua rồi nhờ sơ chế luôn để đỡ mất thời gian hoặc có thể mua cua đã làm sạch tại siêu thị. Với gạch cua, sau khi khều gạch cua xong thì cho nước vào bát gạch rồi đổ qua rây cho hết mùi đặc trưng của cua. Rau mồng tơi nhặt, rửa sạch, thái nhỏ.
Đổ nước cua vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi. Khi bắt đầu bật bếp thì dùng đũa dài khuấy đều đến khi nước hơi ấm thì đậy hé vung, đun nhỏ lửa cho đến khi sôi bùng, thịt cua sẽ bắt đầu đông lại thành tảng. Từ từ gạt thịt cua sang 1 bên rồi cho rau vào, nêm gia vị vừa ăn.
Lưu ý, khi cho rau vào thì không đảo, thịt cua sẽ dễ bị vỡ và không thành tảng được. Canh cua rất dễ sôi bùng trào ra ngoài nên đừng bật lửa quá to.
Chưng gạch cua bằng cách phi thơm cùng hành khô, không nên khuấy nhiều làm vữa gạch, phải đun cho gạch cạn hết nước mới không bị tanh.
Sau khi rau đã gần chín thì đổ gạch vào nồi, đun sôi và nêm nếm gia vị vừa ăn là xong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài