Thực hành lối sống tối giản tài chính, tôi tiết kiệm được tới 70% thu nhập của mình
Ngôi nhà bên hồ xanh mướt của 5 người bạn thân ở Buôn Ma Thuột: "Quyết biến điều phù phiếm thành giá trị", xây dựng một nơi chốn đi về, cùng thưởng thức cuộc sống / Trào lưu "nghỉ hưu non" của giới trẻ Trung Quốc: Làm việc quần quật vài năm thanh xuân và cuộc sống tự do không lo sắc mặt người đời khiến bao kẻ ao ước
Chỉ cần vào YouTube, nhập từ khóa "chủ nghĩa tối giản" là bạn sẽ tìm thấy vô số video được lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Nội dung thường thấy của các video này là mọi người chỉnh trang lại ngôi nhà của họ.
Chúng tôi thích xem cách mà mọi người sắp xếp lại mớ hỗn độn của họ (hay chính là cuộc sống của họ) - bạn nghĩ tại sao Hoarders của TLC lại thành công như vậy?
Chủ nghĩa tối giản không phải chỉ là sống trong một ngôi nhà gọn gàng và ngăn nắp. Triết lý này cũng có thể áp dụng và tác động đáng kể đến tài chính của bạn.
Marissa Zen cho biết lối sống tối giản tài chính giúp cô tiết kiệm được 250,000 USD. Điều đó là cơ sở để cô trả hết các khoản nợ của mình, đi đầu tư và có thể mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trên thực tế, Marissa và chồng đã chuyển từ Mỹ sang châu Âu sinh sống và mua được ngôi nhà mơ ước của họ.
Mặc dù chủ đề tối giản và đơn giản hóa nhà cửa đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng đến nay nó mới thực sự trở thành chủ đề nóng hổi và được đông đảo mọi người quan tâm. Đó là một lối sống giản dị hơn và đầy ý nghĩa, nó đòi hỏi sự quyết tâm thay đổi hoàn toàn từ trong suy nghĩ.
Chủ nghĩa tối giản tập trung vào:
● Sở hữu ít tài sản hơn
● Có mục đích, chủ ý rõ ràng
● Thoát khỏi "đam mê chiếm hữu"
● Tập trung vào những giá trị bên trong hơn là hình thức bên ngoài
Cách đây vài năm, khi tôi bắt đầu thực hiện lối sống chủ nghĩa tối giản tài chính, tôi vô cùng bất ngờ với hiệu quả của nó. Tôi có thêm nguồn thu nhập, khoản tiết kiệm cũng tăng đáng kể và tôi dần nhận thấy tiềm năng tự do tài chính của mình.
Nghe điều này có vẻ mâu thuẫn, nhưng đúng vậy, theo đuổi chủ nghĩa tối giản về tài chính đã dẫn tôi đến một cuộc sống tài chính vững mạnh.
Với sự vận động liên tục của thế giới như hiện nay thì lối sống tối giản tài chính thực sự phù hợp. Và có thể bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp trước những thay đổi đó.
Vậy, chúng ta nên bắt đầu như thế nào?
Hiểu những mục tiêu của bạn và phân biệt rõ ràng hai khái niệm "tiết kiệm" và "tối giản"
Thông qua lối sống tối giản tài chính của mình, bạn muốn đạt được điều gì?
Tôi thích việc nghĩ lối sống này như một viên nam châm, tôi sẽ cố gắng hút lấy những thứ mà tôi muốn.
Tiết kiệm là cắt giảm đến mức tối đa các chi phí để giữ lại nhiều tiền nhất có thể.
Mặt khác, tôi nghĩ việc áp dụng chủ nghĩa tối giản vào vấn đề tài chính sẽ độc đáo và thú vị hơn. Ngoài tập trung vào việc cắt giảm các chi phí và chi tiêu ít hơn, bạn cũng đang dành nhiều thời gian và năng lượng của mình hơn vào việc tạo ra không gian cho những thứ mà bạn trân trọng trong cuộc sống.
Tôi thấy rằng chủ nghĩa tối giản tài chính đã khiến tôi tích cực hơn với vấn đề tiền bạc, trong khi tiết kiệm lại thường đem lại nhiều cảm xúc tiêu cực.
Duy trì "sự kỳ lạ" của bạn
Chúng ta đang sống trong một xã hội tiêu dùng liên tục và nó truyền đến một thông điệp rằng: chúng ta cần phải mua những thứ mới nhất. Chỉ khi làm vậy thì ta mới cảm thấy mình hạnh phúc và thành công.
Chúng tôi cho rằng việc làm trên là tiêu xài hoang phí. Nếu sống trong một xã hội như vậy, bạn sẽ thấy mọi người xung quanh tỏ ra khó chịu, thậm chí là kỳ thị nếu bạn đang chi tiêu một cách tiết kiệm. Và "mọi người xung quanh" ở đây là ai? Đó có thể chỉ là những người xa lạ mà bạn tình cờ gặp hay cũng có thể là chính bạn bè và gia đình của bạn.
Đây có thể không phải những thứ mà bạn muốn nghe…nhưng tôi phải nói cho bạn biết sự thật về những điều họ có thể nghĩ về bạn:
● Siêu kỳ quặc
● Rất hà tiện
● Hay đơn giản là con người lỗi thời, nhàm chán
Trên thực tế, tùy từng người mà chủ nghĩa tối giản được thể hiện khác nhau. Bạn là người sống tối giản, không có nghĩa bạn là người tiết kiệm, và ngược lại. Có thể bạn đang tiết kiệm, cắt giảm một thứ nào đó nhưng lại không ngại chi tiền cho những thứ khác.
Steve Jobs là một ví dụ điển hình. Ông nổi tiếng với việc mặc một bộ trang phục giống nhau mỗi ngày và đồ đạc trong nhà cũng tối giản hết mức có thể, thậm chí là không có gì. Nhưng ông ấy lại sống trong một dinh thự rộng 14.000 mét vuông.
Tôi có thể nói rằng, khi tôi ngừng sống vì người khác và đón nhận những điều thực sự quan trọng là lúc tôi:
1. Thực sự hạnh phúc hơn
2. Hiểu biết nhiều hơn về tài chính
Hãy đi theo niềm tin của bạn.
Theo dõi chi tiêu của bạn, đầu tư cho bản thân trước
Trong cuộc sống chúng ta phải chi rất nhiều tiền. Và thật bất ngờ khi tiền lại trở thành một chủ đề nhạy cảm, khó có thể chia sẻ. Thực tế chỉ ra, cứ 4 phụ huynh thì có 1 người sẽ không nói chuyện với con cái về tiền bạc hay các vấn đề tài chính khác.
Nếu bạn muốn kiểm soát tài chính của mình, bạn phải bắt đầu từ việc theo dõi danh sách chi tiêu và đưa ra ngân sách phù hợp.
Tôi đã làm được, dù tổ chức, sắp xếp lại không phải thế mạnh của mình. Do đó, chắc chắn bạn cũng có thể!
Tôi không có một ngân sách chi tiêu chặt chẽ. Nhưng bù lại, tôi đã tìm mọi cách để loại bỏ những chi phí không cần thiết và phải đầu tư cho bản thân trước.
Mẫu ngân sách lý tưởng được tạo ra trong hành trình làm giàu của chúng tôi. Nó như một tài nguyên miễn phí và dễ dàng sử dụng.
Cắt giảm "Big Three" (3 chi phí quan trọng)
Có ba loại chi phí chiếm phần lớn thu nhập của mọi người là:
1. Nhà ở
2. Ăn uống
3. Đi lại
Mọi người thường có xu hướng cắt giảm chi tiêu từ các danh mục nhỏ như quần áo hoặc giải trí. Trên thực tế, điều này không thực sự hiệu quả. Bạn sẽ thành công nhanh hơn nhiều nếu giảm bớt 3 loại chi phí trên.
Đây cũng là lý do khiến nhiều người từ bỏ ý định tối giản tài chính. Họ nghĩ rằng họ phải bán mọi thứ (bao gồm cả ngôi nhà), sống trong hộp đựng giày và ăn cá ngừ đóng hộp mỗi ngày.
Kinh nghiệm cá nhân của tôi từ việc cắt giảm ba chi phí này như sau:
● Tôi cho thuê căn nhà phố để trang trải các khoản thế chấp. Bên cạnh đó, gửi tiết kiệm khoản chênh lệch và sử dụng khoản tiết kiệm này để trả trước cho một bất động sản cho thuê khác.
● Mua một chiếc xe đã qua sử dụng thay vì chi 389 USD mỗi tháng cho các khoản thanh toán xe.
● Áp dụng một chế độ ăn uống bổ dưỡng, có nguồn gốc từ thực vật tốt cho sức khỏe. Chi phí mua thức ăn mỗi tuần của tôi chỉ từ 20 đến 30 USD. Không chỉ tốt cho cả ví tiền, nó còn giúp tôi thoát khỏi nỗi lo lắng về sức khỏe.
Thời gian của bạn là tiền bạc
Khi bạn muốn mua một thứ gì đó, hãy nghĩ xem bạn sẽ phải làm việc bao nhiêu lâu để có thể mua được món đồ đó.
Khi bạn nghĩ đến mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian và tiền bạc, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng có thể những thứ đắt tiền mà bạn mong muốn dường như không còn hấp dẫn nữa.
Gia tăng thu nhập mà không cần ra khỏi nhà
Chúng ta đều biết có một cách khác giúp cắt giảm chi phí thật hiệu quả. Đó là tạo ra thu nhập nhiều hơn.
Thật may mắn, ngày nay chúng ta có internet.
Điều này có nghĩa là bạn thậm chí không cần phải rời khỏi ngôi nhà của mình để tăng thu nhập. Bạn có thể:
● Bán những thứ bạn không sử dụng (tôi đã kiếm được một khoản tiền lớn nhờ làm việc này)
● Tham gia giảng dạy, tư vấn hoặc huấn luyện về một kỹ năng nào đó mà bạn có
● Tạo một khóa học trực tuyến và bán nó qua các nền tảng truyền thông, mạng xã hội
● Viết báo hoặc bài đăng trên blog
● Hãy cho thuê tầng hầm hoặc một phòng trong ngôi nhà của bạn (nếu có). Nếu bạn đang thuê nhà, hãy hỏi chủ nhà xem bạn có thể cho thuê lại phòng hay không.
Và nhiều việc khác nữa.
Tự động hóa các khoản đầu tư và tiết kiệm của bạn
Tự động hóa trong đầu tư và tiết kiệm sẽ lấy đi sự cảm tính, bốc đồng trong các quyết định của bạn. Từ đó giúp giảm thiểu rủi ro.
Dựa trên lịch trình mà bạn đã đặt ra, tất cả các khoản như thanh toán mua ô tô, thanh toán thế chấp hay những khoản đóng góp khác đều sẽ hoạt động một cách khoa học. Việc này có thể hạn chế những cám dỗ chi tiêu cho các khoản không có kế hoạch từ trước và làm tăng các khoản đóng góp tiết kiệm của bạn.
Tự động hóa là một cách tuyệt vời để đầu tư hiệu quả vào thị trường chứng khoán, giúp bạn hạn chế tối đa các quyết định sai lầm dẫn đến thua lỗ, đặc biệt là đối với những quỹ thường xuyên biến động, đòi hỏi bạn phải can thiệp kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người