Thực hư tác dụng của miếng dán thải độc lòng bàn chân
Theo quảng cáo, sản phẩm miếng dán thải độc ở gan bàn chân có các công dụng thần kỳ như loại bỏ các chất độc trong cơ thể như kim loại nặng, các hóa chất và chất thải trong quá trình trao đổi của cơ thể.
Thử tra google về miếng dán thải độc, ta có thể thấy rất nhiều quảng cáo về các tác dụng thải độc thần kỳ của nó như: “Giải độc, tăng cường khả năng tuần hoàn máu; nâng cao quá trình trao đổi chất làm da sáng hồng khỏe đẹp, hoạt hóa các tế bào, kích thích khả năng bài tiết, loại bỏ những chất thừa ra khỏi cơ thể; hoạt hóa, nâng cao khả năng kháng thể, nâng cao hệ thống thần kinh, cải thiện sức khỏe từ sâu bên trong...”.
Không những thế, miếng dán này có cách sử dụng đơn giản: Chỉ cần bóc lớp giấy để lộ lớp dính, sau đó dán vào gan bàn chân trước khi đi ngủ. Trong suốt một đêm, miếng dán sẽ hoạt động để hút tất cả độc tố thông qua các huyệt ở gan bàn chân...
Theo quảng cáo, khi dán vào gan bàn chân, trong vòng 6 tiếng, các hạt trắng của miếng dán sẽ chuyển sang màu đen và có chất nhờn dính bám trên bề mặt... Điều đó chứng tỏ là miếng dán đã hút được độc tố trong cơ thể ra ngoài. Tin vào quảng cáo về tác dụng như trên, nên sản phẩm miếng dán thải độc hiện được nhiều người tin dùng với hy vọng có thể giúp “hút” độc tố từ cơ thể.
Xem trên bao bì sản phẩm, chúng ta sẽ thấy thành phần miếng dán được ghi là: giấm gỗ, dextrin, chitosan, tourmaline, bột ngọc trai, silica và axit glycolic.
Thực tế, silica là cát, tourmaline là bột ngọc trai; dextrin và chitosan chính là chất nhớt nhớt sền sệt khi lột ra do độ ẩm từ mồ hôi.
Riêng axit glycolic là loại axit mạnh có độ hòa tan cao thường xuất hiện trong các sản phẩm tẩy da chết với liều lượng nghiêm ngặt. Đây là một chất cực kỳ độc hại nếu quá liều lượng, là kẻ tử thù của da. Chính vì lẽ đó, một số bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp dùng dán miếng này bị lột luôn miếng da chân, nhẹ hơn thì bỏng, phồng rộp , dị ứng…hậu quả đau đớn vô cùng và rất khó khăn trong điều trị.
PGS. TS Phạm Gia Điền, Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, cho biết đã có phân tích các thành phần trong miếng dán thải độc và các thành phần ấy không có tác dụng giải độc như quảng cáo.
Theo ông Điền, trên vỏ hộp và tờ hướng dẫn sử dụng của miếng dán thải độc có ghi thành phần và cách sử dụng nhưng không hề nói đến tác dụng của sản phẩm. Đặc biệt, một loại sản phẩm chức năng, có tác động đến sức khỏe lại không có chỉ định người dùng và tác dụng là không hợp lý.
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cũng xác nhận, cho đến nay Cục chưa cấp phép lưu hành cho sản phẩm miếng dán giải độc nào. Do đó người tiêu dùng hãy thận trọng, chớ mù quáng tin vào khả năng chữa bệnh “thần kỳ” từ một miếng dán gan bàn chân.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, cơ thể chúng ta thông thường không cần thải độc bởi trong cơ thể đã tự có cơ quan thải độc quan trọng đó là gan (được ví như nhà máy hóa chất). Thận cũng là cơ quan thải độc vô cùng quan trọng, ngoài ra còn có phổi, da (tiết mồ hôi).
Chính vì vậy cơ thể có thể tự cơ thể đã đào thải chất độc (nếu biết ăn uống đúng cách, khoa học, hợp lý).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài
3 điều kiêng kị trên bàn thờ ngày Tết rất dễ phạm phải, gia đình nào cũng cần lưu ý