Đời sống

Thực phẩm ăn cả vỏ coi chừng ngộ độc

Khoai tây, khoai lang, quả hồng... là thực phẩm bạn cần cẩn thận ngộ độc nếu có ý định ăn cả vỏ.

6 thói quen giúp bạn trẻ hơn mà không cần trang điểm / Những điều 'đại kỵ' khi uống trà xanh bạn phải biết

Thực phẩm không nên ăn cả vỏ

Khoai tây

Thực phẩm ăn cả vỏ coi chừng ngộ độc

Bạn cần thận trọng nếu muốn ăn vỏ khoai tây.

Trong vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloid, một loại chất có thể gây ngộ độc mạn tính nếu bạn ăn thường xuyên. Ở giai đoạn sớm, chúng thường không có biểu hiện hoặc có dấu hiệu không rõ ràng nhưng chúng tương đối nguy hại cho cơ thể.

Đặc biệt nếu khoai tây có vỏ xanh hoặc mọc mầm, nồng độ chất độc tăng cao hơn. Mặc dù việc gọt vỏ khoai tây tốn thời gian, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua.

Quả hồng

Khi hồng chưa chín hẳn, axit tannic trong loại quả này có thể gây hại cho dạ dày, đường ruột với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Khi hồng chín, axit trên tích tụ nhiều hơn trong lớp vỏ nên nếu bạn duy trì thói quen ăn cả quả hồng, nguy cơ dạ dày bị tổn thương rất lớn.

 

Vỏ khoai mỡ

Cũng tương tự như vỏ khoai lang, việc ăn vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.

Vỏ bạch quả

Vỏ bạch quả chứa các chất độc hại như ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid và ginkgo alcohol. Sau khi vào cơ thể người, các chất này sẽ làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và dễ gây ngộ độc.

Vì vậy, đừng dại dột mà ăn bạch quả cả vỏ nhé.

 

Trái cây nên ăn cả vỏ

Táo

Vỏ táo có hàm lượng chất xơ cao (chiếm nửa hàm lượng chất xơ của cả quả), giàu vitamin C, A và kali. Vỏ táo cũng chứa lượng vitamin K nhiều gấp 4 lần những phần khác. Nếu gọt bỏ vỏ, bạn mất đi 1/3 dinh dưỡng.

Vitamin K phổ biến trong thịt và rau xanh, giúp cơ thể hình thành cục máu đông khi bị trầy xước, kích hoạt các protein, phát triển tế bào và duy trì xương chắc khỏe.

Chống oxy hóa quercetin cũng được tìm thấy trong vỏ táo. Chất này giúp cơ thể ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp, bảo vệ phổi khỏi các chất kích thích. Quercetin được cho là chống lại tổn thương mô não và bảo vệ trí nhớ.

 

Ổi

Theo Đông y, quả ổi có tác dụng giảm cân, giảm cholesterol, điều trị tiêu chảy và kiết lỵ, hỗ trợ tiêu hóa... Cả vỏ ổi, lá ổi được các nghiên cứu chứng minh là chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làn da. Vỏ ổi có chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, chống viêm và tannin.

Lá ổi tươi là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn ổi cả vỏ để hấp thụ tối đa dinh dưỡng.

Dưa chuột

Vỏ dưa chuột màu xanh đậm, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ không hòa tan, kali, vitamin K, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Ăn vỏ dưa chuột có thể giải nhiệt, giải độc cho cơ thể.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm