Đời sống

Thực phẩm cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nên bổ sung thường xuyên

Việc tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Những thực phẩm dễ tìm như: quả mọng, sữa chua, chocolate đen,... cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngày chồng cũ phá sản, tôi cầm 200 triệu đến đưa cho nhưng anh trả lại và nói một lời khiến tôi ra về trong uất hận / Sau 3 năm ly hôn, bỗng dưng chồng cũ lại nhiệt tình quan tâm tới tôi đến kỳ lạ

Quả mọng

Các loại quả mọng như quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Trong khi đó, chất xơ trong các loại quả này cũng hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh đồng thời thỏa mãn cơn thèm đường của bạn.

Thực phẩm cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nên bổ sung thường xuyên

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Sữa chua Hy Lạp

Kết cấu dạng kem của sữa chua Hy Lạp với một ít mật ong hoặc trái cây có thể đáp ứng nhu cầu về protein và men vi sinh, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và đáp ứng nhu cầu đường của bạn.

Probiotic là những vi khuẩn hữu ích sống trong ruột của con người giúp cải thiện đường tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Một nghiên cứu đánh giá cho thấy rằng, tiêu thụ thực phẩm chứa probiotic có thể làm giảm viêm nhiễm và stress oxy hóa, cũng như tăng độ nhạy cảm với insulin.

Hàm lượng canxi cao, protein và một loại chất béo đặc biệt gọi là axit linoleic liên hợp (CLA) được tìm thấy trong sữa chua có thể giúp giảm sự thèm ăn của bạn, giúp bạn dễ dàng chống lại các loại thực phẩm không lành mạnh.

Nếu bạn đang muốn kiểm soát lượng đường trong máu, sữa chua Hy Lạp nguyên chất không thêm đường có thể là một lựa chọn thông minh. Một đánh giá của hơn 20 nghiên cứu cho thấy ăn từ 80 đến 125 gram sữa chua mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Loại 2 khoảng 14%.

 

Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh chứa đầy đủ vitamin, khoáng chấtvà chất dinh dưỡng cần thiết. Rau xanh rất ít calo tiêu hóa hoặc carbs được cơ thể hấp thụ, vì vậy, chúng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu.

Rau bina, cải xoăn, cải bắp là nguồn cung cấp kali, vitamin A, vitamin Cvà canxi chính từ thực vật. Chúng cũng cung cấp nhiều protein và chất xơ.

Một số nhà nghiên cứu nói rằng, ăn rau lá xanh rất hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường do hàm lượng chất chống oxy hóa cao và các enzym tiêu hóa tinh bột.

Trong một nghiên cứu quy mô nhỏ, các đối tượng tham gia được uống 300ml nước ép cải xoăn mỗi ngày trong vòng 6 tuần cho thấy kết quả là nước ép cải xoăn có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện huyết áp ở những người bị tăng huyết áp cận lâm sàng.

 

Chocolate đen

Chocolate đen khác biệt với các loại chocolate thông thường bởi hàm lượng cacao nguyên chất cao, thường từ 70% trở lên. Đây chính là "chìa khóa" mang đến những lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.

Hàm lượng flavonoid cao trong chocolate đen có khả năng cải thiện độ nhạy insulin, giúp kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Tiêu thụ chocolate đen ở mức độ vừa phải sẽ làm giảm cơn thèm đường của bạn.

Bên cạnh đó, chocolate đen có chứa polyphenol – một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch do tiểu đường.

Trứng

 

Trứng có tác dụng làm giảm viêm, cải thiện độ nhạy insulin, tăng mức cholesterol HDL (tốt) và sửa đổi kích thước, hình dạng của cholesterol LDL (xấu).

Một nghiên cứu trong năm gần đây cho thấy, ăn một bữa sáng ít chất béo, ít carb với trứng có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu suốt cả ngày.

Một đánh giá gần đây hơn cho thấy rằng, tiêu thụ từ 6 đến 12 quả trứng mỗi tuần như một phần của chế độ ăn uống dinh dưỡng không làm tăng các yếu tố nguy cơ bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, trứng là một nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại các bệnh về mắt.

Bạn nên ăn cả quả trứng thay vì chỉ ăn lòng trắng hoặc lòng đỏ. Những lợi ích của trứng chủ yếu là do các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong lòng đỏ chứ không phải là lòng trắng.

 

Khoai lang

Khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) thấp nên sẽ không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Điều này rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu chặt chẽ.

Ngoài ra, chất xơ có trong khoai lang cũng làm chậm quá trình hấp thụ đường, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến và thỏa mãn cơn thèm đường của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy, khoai lang còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, đột quỵ và bệnh lý thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường.

Dừa

Dừa là một lựa chọn lành mạnh để thỏa mãn cơn thèm đường trong trường hợp bạn mắc bệnh tiểu đường và không làm tăng lượng đường trong máu. Hàm lượng chất béo trung tính trong dừa cung cấp cho bạn năng lượng nhanh chóng và kiểm soát cảm giác thèm đường. Bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa để nấu ăn để có lợi cho cơ thể và kiểm soát việc lượng đường trong máu tăng đột biến.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm