Thực phẩm 'đại kỵ' với người đau dạ dày, ăn nhiều dễ vào viện
Thực phẩm tuyệt đối không ăn khi bị trào ngược dạ dày / 4 thực phẩm ăn càng nhiều dạ dày càng nhanh "thủng"
Triệu chứng đau dạ dày
Đầy bụng, ậm ạch khó tiêu: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày, người bệnh sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng kể cả sau khi ăn đã lâu.
Đau thượng vị: Cơn đau vùng trên rốn xuất hiện bất thường, tần suất và mức độ ngày càng tăng.
Giảm cân đột ngột: Dạ dày bị tổn thương sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém đi, người bệnh giảm cân đột ngột.
Nôn và buồn nôn, ợ chua, ợ hơi: Thức ăn không được tiêu hóa hết gây ra chứng trào ngược, gây ợ hơi, ợ chua và buồn nôn.
Đi tiêu phân đen, nôn ra máu: Hiện tượng xảy ra khi máu thoát khỏi thành mạch của dạ dày chảy vào ống tiêu hóa.
Biến chứng của đau dạ dày
Nếu không được điều trị kịp thời, người bị đau dạ dày có thể bị thủng dạ dày, viêm dạ dãy mãn tính, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày và hẹp môn vị.
Nguyên nhân của đau dạ dày:
Đau dạ dày có rất nhiều nguyên nhân, tựu chung lại gồm có:
Thói quen sinh hoạt: Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, ăn không đúng giờ, để bụng quá no hoặc quá đói
Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người bị đau, viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP. Nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis) cũng là nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày.
Nguyên nhân khác: như lạm dụng kháng sinh thuốc giảm đau gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày; căng thẳng, stress: khiến dạ dày bị áp lực dẫn tới đau nhức hoặc trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính, tổn thương trong dạ dày,... tạo nên các lớp viêm loét gây đau dạ dày.Với người bị đau dạ dày,một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm thiểu các cơn đau.
Ngược lại, nếu không chú ý, ăn nhiều những loại sau thì bệnh sẽ trở nặng
Ảnh minh hoạ.
Thực phẩm có tính axit là một trong nhiều thực phẩm đại kỵ với người đau dạ dày.
Trái cây chua giàu tính axit như cam, chanh, bưởi, quýt, xoài, khế,... có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khó tiêu, kích thích đường ruột, dẫn đến đau bụng, nôn ọe.
Ngoài ra, các loại đồ uống có gas cũng có tính axit, nên nếu là người có tiền sử đau dạ dày, hãy tránh xa những loại thực phẩm này nhé!
Đồ ăn cayChuyên gia dinh dưỡng Jung Kim, Bệnh viện Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, Mỹ, cho biết ăn cay có thể gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nếu bạn bị đau dạ dày, hãy chọn thức ăn nhẹ, tránh gia vị cay như ớt, tỏi, hạt tiêu... để không kích thích hệ tiêu hóa và tăng tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chiên
Sữa, kem, bơ, phô mai, thịt đỏ... giàu chất béo, hoặc đồ ăn chiên dễ gây co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày, gây tình trạng táo bón. Chất béo cũng có thể làm tăng vận động của đường tiêu hóa, dẫn tới hoặc làm tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn.
Rượu, bia, cà phêRượu, bia có cồn, không tốt cho niêm mạc dạ dày, thay đổi quá trình trao đổi chất ở gan, gây hại cho gan.
Thực phẩm chế biếnCác thực phẩm chế biến thường không có chất xơ – chất có tác dụng điều tiết nhu động ruột, gây ra tình trạng táo bón. Thực phẩm chế biến còn có chứa chất bảo quản và chất nhuộm màu nhân tạo khiến những người nhạy cảm với chất này bị đau dạ dày.
Những thực phẩm này còn chứa lactose, tạo ra khí gas và làm tình trạng đau dạ dày tồi tệ hơn.
CaffeinNếu bạn bị tiêu chảy, caffein khiến tình trạng này tồi tệ hơn do caffein kích thích sự vận động của đường tiêu hóa, làm thức ăn di chuyển nhanh hơn trong hệ diêu hóa, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.Ngoài cà phê, chè, soda, sô cô la là những nguồn cung cấp caffein nên bạn cần tránh xa những loại này khi bị đau dạ dày.
Thực phẩm ngâm muối
Trong các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô... chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày khó tiêu hóa hơn.
Đồ sống, lạnhĐồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
Cách phòng tránh đau dạ dày
Ngoài ăn uống, một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý cũng giúp bạn hạn chế các cơn đau dạ dày:
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa;
- Nhai kĩ, không nuốt vội vàng;
- Chia thành nhiều bữa nhỏ tránh tình trạng dạ dày bị quá tải. Do tuổi thọ của các tế bào trên niêm mạc dạ dày khá ngắn, 2 -3 ngày tái tạo một lần. Nếu bữa ăn trước vẫn chưa tiêu hóa, bữa ăn sau lại dồn tiếp thức ăn vào, dạ dày rơi vào trạng thái căng phồng, niêm mạc khó có cơ hội hồi phục. Khi ấy dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị, phá hỏng niêm mạc. Cơn đau dạ dày càng trầm trọng, lâu ngày bị viêm loét;
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau;
- Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2