Đời sống

Thực phẩm 'vàng' cho người bị sỏi thận

Sỏi thận là một trong những loại bệnh sản sinh do ăn uống kém khoa học, các chất cặn bã không được thải ra ngoài kịp thời sẽ tích tụ thành sỏi thận.

Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận / Mẹ khiến con mới 4 tuổi đã sỏi thận vì uống nước cam tươi kiểu này!

Sỏi thận là một trong những loại bệnh sản sinh do ăn uống kém khoa học, dẫn tới khả năng bài tiết kém, các chất cặn bã không được thải ra ngoài kịp thời sẽ tích tụ thành sỏi thận. Khi bị mắc bệnh sỏi thận, nếu không ăn uống đúng cách thì kích thước viên sỏi sẽ không ngừng tăng lên, chèn ép các bộ phận xung quanh, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Ngược lại, nếu phát hiện sỏi thận sớm và ăn uống những thực phẩm lành mạnh, tăng cường chức năng của thận và bào mòn được những chất cặn bã tích tụ và thải ra ngoài bằng đường nước tiểu.

Bệnh sỏi thận kiêng ăn gì?

Bệnh sỏi thận kiêng ăn thức ăn nhiều muối: Muối sẽ làm tăng hàm lượng oxalate có trong nước tiểu. Đây chính là nguyên nhân gây lắng đọng tạp chất thành sỏi thận. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên tập cho mình thói quen ăn nhạt, sử dụng ít muối khi chế biến thức ăn, không ăn các đồ ăn chế biến sẵn như mì tôm, snack, thịt nguội, đồ hộp, hay các loại dưa muối chua cũng có hàm lượng muối rất cao. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm chức năng bài tiết của thận, dẫn tới sỏi.

Với những ai đã mắc sỏi thận thì tốt nhất nên điểu chỉnh lại chế độ ăn uống của mình ngay từ bây giờ để giảm thiểu sự tích tụ chất cặn bã.Không ăn nhiều thực phẩm chứa protein nguồn gốc động vật: loại protein có trong thịt, trứng và nội tạng gia súc, gia cầm, một số loại cá nước mặn như cá mòi, các trích, cá cơm…đều rất giàu năng lượng nhưng nó lại làm cho hàm lượng oxalate trong nước tiểu tăng cao, dẫn tới sỏi thận.

Thay vì ăn những loại thực phẩm này, bạn nên nạp vào cơ thể loại protein lành mạnh từ thực vật có trong các loại đậu, giá đỗ, rau mầm, măng tây… Hãy chú ý tới nguồn gốc các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của mình nhiều hơn để giảm thiểu nguy cơ mắc sỏi thận và cải thiện tình trạng bệnh lý.

Người bị sỏi thân nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp
Người bị sỏi thân nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp

Ăn thức ăn nhiều chất béo cũng làm cho bệnh sỏi thận trầm trọng hơn. Nhất là những chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, chúng rất khó tiêu và sẽ đọng lại trong bàng quang để tạo thành sỏi. Chính vì vậy mà người mắc bệnh sỏi thận cần tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ, các thức ăn nhanh như mỳ ý, pizza, xúc xích, khoai chiên, các món xào, rán…

Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt bởi đây là những thực phẩm chứa nhiều oxalate, khi ăn nhiều sẽ càng làm tăng hàm lượng oxalate trong nước tiểu, dẫn tới tình trạng bệnh lý không thể thuyên giảm được.Hạn chế ăn những loại hoa quả và rau xanh chứa nhiều oxalate như cam, quýt, chanh, bưởi, ổi, rau bina, cải xoăn, cà tím, đậu nành…Uống quá nhiều vitamin C cũng là nguyên nhân làm vôi hóa canxi tạo thành sỏi thận.

Người bị sỏi thận nên ăn uống thế nào?

Nên uống khoảng 2,5 - 3 lít nước lọc mỗi ngày (chia ra uống đều nhiều lần trong ngày) hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít/ ngày. Nếu đi tiểu nước tiểu màu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất những viên sỏi nhỏ nếu có.

Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.

Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phômai (khoảng 800-1.300mg canxi).

 

Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa canxi sẽ bị loãng xương.

Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.

Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: trà đặc, cà phê, sô cô la, bột cám, ngũ cốc, rau muống…

Nên ăn nhiều rau vì rau giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.

Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin. Đó là những thực phẩm như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…

 

Cần lưu ý ở những người bị sỏi thận tái phát nhiều lần nên đi khám kiểm tra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm