Thương vợ, chồng nhặt 20.000 hòn đá xây cầu suốt 5 năm
Sai lầm nghiêm trọng trong mùa Hè gây hỏng da / Gợi ý những mẫu thảm tròn trang trí nhà cửa được yêu thích nhất
Cây cầu vòm bằng đá ở thôn Liễu Ti Pha, huyện Tán Hoàng, thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc nhìn qua khá bình thường. Nó dài 24 m, rộng 4 m và cao 6 m.
Tuy nhiên, đằng sau cây cầu là câu chuyện cảm động về tình yêu của cặp vợ chồng ngoài lục tuần.
Triệu Chấn Thư, 60 tuổi nói ông hết sức bất ngờ khi được biết đến rộng rãi, càng không ngờ có ngày trở thành thần tượng của lớp trẻ.
Triệu cho biết ông và vợ Yến Ái Duy, 62 tuổi kết hôn vào những năm 1980. Cả hai có với nhau 2 người con, một trai, một gái.
Khi con gái lên 4,gia đìnhTriệu chuyền về nơi ở hiện tại. Trước nhà họ là một con sông rộng 20 m. Ngôi làng Liễu Ti Pha mà gia đình sinh sống bao quanh bởi đồi núi. Hơn 2/3 diện tích đất canh tác trong làng nằm ở sườn đồi đối diện với con sông.
Khi vợ chồng Triệu đi làm đồng, họ phải cuốc bộ gần 2 km hoặc lội qua sông.
Vào một ngày mùa năm 2001 khi hai vợ chồng lội sông, gánh sọt ngô về nhà, bà Yến không may vấp ngã. Thương vợ, Triệu tuyên bố sẽ xây một cây cầu cho vợ đi lại bớt vất vả.
Hai năm sau, Triệu chính thức bắt tay vào công việc.
"Mấy ngày đầu, ông ấy luôn đi sớm về muộn. Ông ấy dùng xe hai bánh để kéo đá về nhà. Sau khi kéo về thì phải gia công. Nhưng trong quá trình, không hề nói mình định làm gì. Sau này, ông ấy mới nói với tôi là để muốn xây cầu”, bà Yến nhớ lại.
Do không có kinh nghiệm, việc xây cầu với một nông dân như Triệu không phải là đơn giản. Khó nhất là khâu chuẩn bị vật liệu, riêng công đoạn này mất cả năm trời.
Triệu phải chọn đá trên núi, sau đó dùng búa và máy khoan để phá những tảng đá nặng hàng chục tấn, chất chúng lên xe đẩy rồi về nhà mài thành hình.
Thấy chồng vất vả, bà Yến đề nghị phụ giúp. Bà nhận nhiệm vụ chuyển đá lên xe, đồng thời đẩy xe chở đá về nhà cùng chồng.
Khi đủ số lượng đá cần thiết, ông Triệu bắt đầu chuyển sang khâu thiết kế.
Đầu tiên, ông dành hơn mười ngày san lấp nền đá ở hai bên bờ sông. Sau đó, ông xây hai trụ cầu, dựng khung gỗ hình vòm giữa các trụ trước khi ghép đá vào khung. Ông bịt các khe hở giữa các khối đá lớn bằng những hòn đá nhỏ hơn.
Cuối cùng, Triệu dỡ khung gỗ.
Trong suốt 5 năm ngày, trừ ngày mùa và ngày tuyết rơi, Triệu chưa từng nghỉ ngơi.
Kể cả vào Tết, ông sẽ chỉ nghỉ ngày mùng 1 và tiếp tục công việc vào mùng 2.
Mùa thu năm 2008, cây cầu đá dựng bằng 20.000 viên đá được hoàn thành trong niềm hân hoan của hai vợ chồng.
Triệu chia sẻ, chiếc búa mà ông mượn người thân để đẽo đá nhỏ đi một nửa sau 5 năm này.
Các hộ gia đình trong thôn cũng hết sức phấn khởi vì nhờ cây cầu, họ không còn phải lội sông vất vả như trước.
Hiện tại, ông Triệu dù đã bước qua tuổi 60 vẫn làm việc tại một công trường xây dựng ở Thạch Gia Trang. Cứ cách tháng ông mới về nhà một lần.
Triệu kể, mỗi lần đi qua cây cầu đá trước nhà, ông cảm thấy rất mãn nguyện.
Với bà Yến, dù không gặp ông Triệu mỗi ngày, nhưng mỗi lần nhìn cây cầu bà lại nhớ tới chồng mình.
“Đời này, thế là quá đủ”, bà Yến chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'