Thường xuyên chảy máu chân răng: Cảnh báo 4 căn bệnh nguy hiểm đừng chủ quan
Bí quyết đuổi kiến ra khỏi nhà nhanh nhất mà không hại sức khỏe / Thường xuyên leo cầu thang bộ tốt cho sức khỏe
Tổn thương lợi
Đánh răng là việc chúng ta cần làm hằng ngày, nhưng có người khi đánh răng, như lựa chọn bàn chải có lông quá cứng hoặc phương pháp đánh răng chưa đúng, có thể trực tiếp làm tổn thương tổ chức lợi, từ đó dẫn đến chảy máu chân răng. Tuy nhiên loại chảy máu chân răng này không nghiêm trọng, chỉ cần sau đó đổi loại bàn chải khác hoặc chú ý hơn về lực dùng khi đánh răng thì tình hình sẽ được cải thiện.
Tăng sinh, lợi trùm
Nhiều người không biết vì sao lợi bị tăng sinh, lợi trùm. Lợi tăng sinh lớn hơn, phần phủ trùm lên một phần bề mặt răng lớn dần, khi nhai dễ làm tổn thương lợi. Có một nguyên nhân khiến lợi tăng sinh là do bị viêm. Bất kể là do nguyên nhân nào, khi lợi tăng sinh bạn vẫn nên đến bác sỹ nha khoa khám, nếu như tình hình không được cải thiện, chảy máu chân răng có thể ngày càng nghiêm trọng.
Khả năng đông máu giảm có thể làm chảy máu chân răng
Cơ thể người có hai cơ chế lớn đông máu và chống đông máu. Khi cơ chế đông máu hoạt động không bình thường sẽ dễ dẫn đến các bệnh xuất huyết như xuất huyết dưới da, xuất huyết giảm tiểu cầu, nghiêm trọng hơn có thể là bệnh bạch cầu… Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu sớm của những bệnh này.
Chức năng của gan suy giảm có thể gây chảy máu chân răng
Các chất trong quá trình đông máu của cơ thể phần lớn được sinh ra từ gan. Khi chức năng của gan không tốt hoặc suy giảm, các chất cần cho quá trình đông máu không đủ, dễ dẫn đến xuất huyết. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết như cường lách, bệnh rối loạn đông máu Hemophilia… Vì vậy với những người vốn có chức năng gan không tốt cần chú ý đến triệu chứng này.
Cách xử lý khi bị chảy máu chân răng- Bạn nên khám răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cho bạn cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.
- Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng thêm nước muối sinh lý hoặc các nước súc miệng trị viêm nướu, bổ sung thêm Vitamin C để nướu được khỏe mạnh hơn.
- Về vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên chải răng ngay sau bữa ăn (trong khoảng 1 tiếng sau). Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có phần lông thật mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây mòn răng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!