Đời sống

Tìm hiểu ngay 10 'bí kíp' phòng ngừa ung thư vú hiệu quả

Nắm rõ dấu hiệu, kiểm tra định kỳ và có lối sống lành mạnh giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh ung thư vú.

Ăn chủ yếu là rau quả:Có thể bạn quan tâm Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, chế độ ăn uống giàu hoa quả và rau xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nếu bạn muốn ăn thịt, hãy tránh ăn các loại thịt nướng vì thịt nướng trên vỉ có chứa các chất gây ung thư.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục là một trong những cách phòng bệnh ung thư hiệu quả nhất. Những người phụ nữ năng động có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn nhiều. Hãy tìm cho mình một bài tập phù hợp, và duy trì chế độ tập 30 phút mỗi ngày.

Ngủ ngon: Mỗi người cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng/ngày để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày có nguy cơ mắc ung thư vú tăng 30%.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Thừa cân hoặc béo phì có mối liên hệ trực tiếp đến sự tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đặc biệt với những phụ nữ sau mãn kinh. Duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách ăn uống và tập luyện điều độ giúp giảm nguy cơ ung thư vú.

Cai thuốc lá: Hút thuốc lá có liên quan đến hầu hết tất cả các dạng ung thư. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 4 lần so với người bình thường. Hãy cai thuốc lá, hoặc tránh hít phải khói thuốc từ người khác để phòng ngừa ung thư vú.

Hạn chế uống rượu bia: Người uống nhiều rượu bia có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư nói chung. Chuyên gia khuyến cáo phụ nữ không nên uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày, hoặc tốt hơn hết là không uống.

Cho con bú: Cho con bú trong 6 tháng đầu đời giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở người mẹ tới 40%. Bên cạnh đó, sinh con sau tuổi 30 làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú đáng kể.

Tránh liệu pháp hormone: Liệu pháp thay thế hormone là phương pháp điều trị phổ biến với phụ nữ có triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy liệu pháp này làm tăng 24% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Tránh tiếp xúc lâu dài với bức xạ: Hầu hết chúng ta đều tiếp xúc với bức xạ, như khi chụp X-quang hay nhiều trường hợp khác. Lượng bức xạ nhỏ thì vô hại, nhưng nếu tiếp xúc trong thời gian dài thì bức xạ sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Kiểm tra sàng lọc: Phần quan trọng nhất của việc phòng ngừa ung thư vú là tự kiểm tra thường xuyên và kiểm tra sàng lọc định kì. Bạn nên kiểm tra sàng lọc ít nhất 1 lần/năm để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Theo Thy Hạt/VOV
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo