Tổ yến rất bổ nhưng trẻ ở độ tuổi này dùng không hề có lợi, mẹ cần lưu ý
Thực phẩm gây tổn thương hệ tiêu hóa / 7 loại thực phẩm tuyệt đối không cho vào tủ lạnh: Vừa tốn điện lại nhanh hỏng
Yến sào chứa rất nhiều đạm với tỷ lệ hơn 30%, có nhiều loại yến sào tỷ lệ này còn lên tới 40-50% chưa kể tới những dưỡng chất khác. Trong khi đó, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục phát triển và thay đổi trong từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ bé lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Không phải lúc nào bé cũng nên ăn yến sào.
Trẻ từ 0-12 tháng tuổi và những bà mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng yến.
Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 3 tuổi có thể ăn yến hoặc uống nước yến. Tuy nhiên, đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt là đạm nên không thể cho bé ăn nhiều. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để có định lượng, tần suất ăn phù hợp với thể trạng của con.
Trẻ từ 3 đến 10 tuổi bước vào giai đoạn phát triển thể chất và trí não nên cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng cho các hoạt động trong ngày. Đây chính là độ tuổi thích hợp nhất để sử dụng yến.
Gợi ý liều lượng dùng tổ yến, yến sào phù hợp với trẻỞ giai đoạn từ 1-3 tuổi, mẹ có thể tập làm quan với tổ yến, yến sào. Mỗi lần mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 1-2 gram và có thể ăn 3 lần một tuần.
Từ giai đoạn 3-10 tuổi, trẻ hoạt động nhiều hơn và cần bổ sung nhiều năng lượng nên mẹ có thể tăng lượng yến lên 2-3 gram/lần, mỗi tuần ăn 3 lần.
Khi cho bé ăn yến sào, mẹ nên sử dụng đúng liều lượng được khuyến cáo, không nên ăn quá nhiều vì có thể khiến cơ thể không hấp thụ hét các chất dinh dưỡng gây lãng phí, thậm chí còn dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn yến sào giúp hâp thụ tối đa các chất dinh dưỡng là vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối. Đặc biệt, không nên cho bé ăn yến khi vẫn còn no vì lúc đó khả năng hấp thụ dinh dưỡng sẽ kém.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn yến sào, tổ yếnKhông chưng yến quá lâu
Mẹ chỉ nên chưng yến trong khoảng 25-30 phút là đủ. Với thời gian này, sợi yến vừa chín tới, vừa mềm nhưng vẫn giữ được độ dai và lưu trữ được nguồn dinh dưỡng quý giá. Nấu quá lâu làm yến bị nát và mất giá trị dinh dưỡng.
Trường hợp không được dùng yến
Trẻ bị mắc bệnh viêm gan vàng da, ho có nhiều đờm loãng và trong, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm nhiễm ngoài da... không nên sử dụng yến sào. Đây đều là những bệnh cấp tính có sốt. Khi mắc bệnh, chức năng tỳ vị hoạt động kém, nếu bổ sung các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như tổ yến thì cơ thể sẽ không hấp thụ hết được, gây ra gánh nặng cho nội tạng, thậm chí còn làm bệnh thêm nặng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc