Đời sống

Tới Cao Bằng đừng quên ghé thăm đèo Mã Phục thơ mộng

(DNVN) – Tuy không nổi tiếng như đèo Mã Pì Lèng, đèo Ô Quy Hồ hay đèo Pha Đin, nhưng đèo Mã Phục vẫn có được dấu ấn riêng nhờ phong cảnh hùng vĩ nhưng cũng rất hữu tình.

Hòa mình với thiên nhiên tại "thành phố mùa xuân vĩnh cửu" đẹp mê mẩn / 10 quốc gia đáng ghé thăm nhất năm 2018

Đèo Mã Phục nằm ở địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng. Đây là ranh giới huyện Hòa An và huyện Trà Lĩnh. Ảnh: Hoàng Phi.

Đèo Mã Phục nằm ở địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng. Đây là ranh giới huyện Hòa An và huyện Trà Lĩnh. Ảnh: Hoàng Phi.

Đèo cao 700m so với mực nước biển, kéo dài 3,5 km, có 7 tầng uốn lượn quanh co. Ảnh: Rùa Micheal.

Đèo cao 700m so với mực nước biển, kéo dài 3,5 km, có 7 tầng uốn lượn quanh co. Ảnh: Rùa Micheal.

Đèo nằm cách thành phố Cao Bằng 30 km về phía Đông. Ảnh: Hoàng Phi.

Đèo nằm cách thành phố Cao Bằng 30 km về phía Đông. Ảnh: Hoàng Phi.

Đèo Mã Phục nằm vắt vẻo qua những dãy núi cùng hàng chục cánh rừng. Nó được coi là con đèo đẹp nhất trên quốc lộ 3. Ảnh: Hoàng Phi.

Đèo Mã Phục nằm vắt vẻo qua những dãy núi cùng hàng chục cánh rừng. Nó được coi là con đèo đẹp nhất trên quốc lộ 3. Ảnh: Hoàng Phi.

Ngoài việc được biết đến với phong cảnh hữu tình, đèo còn gắn liền với truyền thuyết hết sức sinh động. Ảnh: Hoàng Phi.

Ngoài việc được biết đến với phong cảnh hữu tình, đèo còn gắn liền với truyền thuyết hết sức sinh động. Ảnh: Hoàng Phi.

 

Giữa thế kỷ XI, thủ lĩnh người Tày là Nùng Trí Cao đã lãnh đạo nhân dân địa phương chống lại nhà Tống xâm lược. Trong một lần tuần tra biên giới trở về qua địa phận xã Quốc Toản, gặp con đèo quanh co, dốc cao án ngữ trước mặt nên ngựa của Nùng Trí Cao bị khuỵu chân không thể đi tiếp được nữa. Từ đó, dãy núi được đặt tên Án Lại và con đèo được đặt là Mã Phục (ngựa nằm, quỳ). Ảnh: HungNB.

Giữa thế kỷ XI, thủ lĩnh người Tày là Nùng Trí Cao đã lãnh đạo nhân dân địa phương chống lại nhà Tống xâm lược. Trong một lần tuần tra biên giới trở về qua địa phận xã Quốc Toản, gặp con đèo quanh co, dốc cao án ngữ trước mặt nên ngựa của Nùng Trí Cao bị khuỵu chân không thể đi tiếp được nữa. Từ đó, dãy núi được đặt tên Án Lại và con đèo được đặt là Mã Phục (ngựa nằm, quỳ). Ảnh: HungNB.

Ở mỗi thời điểm trong ngày, đèo Mã Phục lại mang vẻ đẹp khác nhau. Ảnh: Le Quang.

Ở mỗi thời điểm trong ngày, đèo Mã Phục lại mang vẻ đẹp khác nhau. Ảnh: Le Quang.

Nếu qua đèo vào sáng sớm hay khi nắng tắt, bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn sương mù bảng lảng đỉnh đèo và phong cảnh trở nên nguyên sơ, huyền ảo. Ảnh: Tu_geo.

Nếu qua đèo vào sáng sớm hay khi nắng tắt, bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn sương mù bảng lảng đỉnh đèo và phong cảnh trở nên nguyên sơ, huyền ảo. Ảnh: Tu_geo.

Cảnh sắc đèo với những vẻ đẹp khác nhau là điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi chinh phục cung đường dài hơn 3 km của đèo Mã Phục. Ảnh: Hòa Ngô Huy.

Cảnh sắc đèo với những vẻ đẹp khác nhau là điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi chinh phục cung đường dài hơn 3 km của đèo Mã Phục. Ảnh: Hòa Ngô Huy.

Theo các chuyên gia, đèo Mã Phục còn là điểm di sản địa chất độc đáo. Khoảng 260 triệu năm trước khu vực này có nhiều núi lửa hoạt động ngầm dưới biển. Ảnh: Chu Đức Hòa.

Theo các chuyên gia, đèo Mã Phục còn là điểm di sản địa chất độc đáo. Khoảng 260 triệu năm trước khu vực này có nhiều núi lửa hoạt động ngầm dưới biển. Ảnh: Chu Đức Hòa.

 

Ngọc Bích (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm