Trà tốt cho sức khỏe nhưng uống kiểu này có thể tàn phá dạ dày, tăng nguy cơ mắc ung thư
Uống trà lúc nào để chữa được bệnh và tăng tuổi thọ? / Nguy hiểm khi uống trà xanh sai cách
Trong trà chứa polyphenol, caffeine, theanine và một số chất khác có lợi cho sức khoẻ.
Trà rất giàu polyphenol. Đây là hợp chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như giúp giảm viêm và giúp chống lại một số căn bệnh ung thư.
Trà xanh có chứa catechin gọi là EGCG. Catechin là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và cung cấp các lợi ích sức khoẻ khác cho cơ thể. Những chất này có thể làm giảm sự hình thành các gốc tự do, bảo vệ các tế bào khỏi quá trình stress oxy hoá do các gốc tự do gây ra. Quá trình stress oxy hoá làm tăng nguy cơ mắc bệnh, do đó, uống trà có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa bệnh tật và giúp tăng tuổi thọ.
Caffeine trong trà là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tinh thần sảng khoái. Theanine trong trà có tác dụng chống mệt mỏi.
Ảnh minh hoạ: Trà đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ.
1. Cải thiện chức năng não bộ
Có bằng chứng chắc chắn rằng các chất như L-theanine chứa trong trà không chỉ giúp tinh thần tỉnh táo mà còn giúp tăng cường chức năng não bộ. Uống trà thường xuyên, bao gồm cả trà xanh và các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà bạc hà,... có thể làm giảm lo lắng, giúp não bộ tập trung và tỉnh táo.
Ngoài ra, uống trà còn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng suy giảm nhận thức và giảm nguy cơ mắc sa sút trí tuệ. Hiện nay, y học chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể điều trị hiệu quả, dứt điểm bệnh sa sút trí tuệ. Vì vậy, việc ngăn ngừa bệnh sa sút trí tuệ khởi phát là điều vô cùng quan trọng.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất catechin trong trà xanh có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh trong ống nghiệm và tế bào thần kinh ở động vật. Do đó, uống trà có thể giúp giảm nguy cơ mắc sa sút trí tuệ và phòng ngừa bệnh Alzheimer (căn bệnh thoái hóa thần kinh và là nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi).
Một nghiên cứu lớn với 365.682 người tham gia được công bố trên PLOS Medicine cho thấy rằng uống từ 1 - 4 tách trà mỗi ngày có thể giảm 8 - 11% nguy cơ mắc sa sút trí tuệ.
Ảnh minh hoạ: Uống trà thường xuyên, bao gồm cả trà xanh và các loại trà thảo mộc có thể làm giảm lo lắng, giúp não bộ tập trung và tỉnh táo.
2. Giảm nguy cơ mắc ung thư
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tổn thương do quá trình stress oxy hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư. Tuy nhiên, chất chống oxy hóa flavonoid trong trà lại có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của quá trình này.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư da,...
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ trên 566 người tham gia cho thấy những người thường xuyên uống trà đen có nguy cơ mắc ung thư tế bào vảy (một loại ung thư da) thấp hơn 40% so với những người ít hoặc không uống trà.
Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Ung thư của Anh với sự tham gia của 8900 phụ nữ cho thấy uống 2 - 3 tách mỗi ngày có thể giảm 15 - 26% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây ra từ 17 - 20%.
3. Bảo vệ sức khoẻ tim mạch
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người trưởng thành.
Một nghiên cứu do nhóm của Viện sĩ Cố Đông Phong, Viện sĩ tại Học viện Y học Bắc Kinh trực thuộc Viện Khoa học Y tế Trung Quốc thực hiện được công bố trên Tạp chí European Journal of Preventive Cardiology cho thấy uống trà ít nhất 3 lần một tuần có thể giúp kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ mắc xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng so với những người không uống trà, những người uống trà có nguy cơ mắc và tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn 20%; nguy cơ mắc và tử vong do xơ vữa động mạch thấp hơn 22%.
Vào năm 2018, một nghiên cứu ở Singapore thực hiện với 38.592 người Trung Quốc trong vòng 9 năm rưỡi đã cho thấy những người cao tuổi thường xuyên uống trà xanh hoặc hồng trà có huyết áp ổn định và thấp hơn so với những người không uống trà. Huyết áp ổn định cũng góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý về tim mạch.
Ảnh minh hoạ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người trưởng thành.
4. Giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2
Một nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2020 với 10.825 tình nguyện viên chỉ ra rằng uống trà mỗi ngày có thể làm giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu khác ở Nhật Bản cho thấy những người uống trà xanh nhiều nhất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn khoảng 42%
Như vậy, có thể kết luận rằng, uống trà với liều lượng hợp lý, vừa phải không chỉ có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp hạ huyết áp mà còn giúp phòng tránh bệnh tiểu đường loại 2 ở một mức độ nhất định.
3 kiểu uống trà phá dạ dày, tăng nguy cơ mắc ung thưMặc dù uống trà đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể con người nhưng uống trà sai cách có thể gây hại cho cơ thể.
1. Uống trà quá đậm đặc
Thường xuyên uống trà đặc có thể kích thích thành của dạ dày và gây tăng tiết axit. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày có thể bị kích thích và tổn thương, gây viêm nhiễm, xung huyết, phù nề, thậm chí có thể gây viêm loét dạ dày. Một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày thường thích uống trà đặc.
Ảnh minh hoạ: Uống trà đặc thường xuyên có thể gây hại cho dạ dày.
2. Uống trà khi đói
Vì trong trà có chứa các ancaloit như caffeine, uống trà khi bụng đói dễ gây ra tình trạng say trà, gây ra một số triệu chứng như hồi hộp, chóng mặt, run rẩy, yếu tay chân,...
Ngoài ra, uống trà khi bụng đói còn đặc biệt có hại cho dạ dày vì trong trà có chứa tanin, có thể làm tăng axit trong dạ dày, kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, gây buồn nôn, đau dạ dày. Đối với những người mắc bệnh dạ dày, uống trà khi đói có thể sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Do đó, mọi người không nên uống trà, đặc biệt là trà đặc, lúc đói bụng.
3. Uống trà quá nóng
Các màng nhầy trong khoang miệng và thực quản rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ cao nhất mà thực quản có thể chịu đựng được là 60°C. Nhiệt độ trên 65°C sẽ gây bỏng thực quản, khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cũng đã liệt kê các loại đồ uống nóng trên 65°C là tác nhân gây ung thư loại 2A, bao gồm cả nước đun sôi, trà, cà phê và súp vượt quá nhiệt độ này.
Ảnh minh hoạ: Uống trà nóng trên 65°C có thể gây bỏng thực quản, làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Nhìn chung, uống trà vẫn đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho con người. Bản "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc năm 2022" khuyến cáo rằng thay vì sử dụng các loại đồ uống có gas chứa nhiều đường, người dân nên tăng cường uống nước lọc hoặc trà hàng ngày để tăng cường sức khoẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần