Đời sống

Tránh xa 5 loại đồ uống sau nếu không muốn nhân đôi nguy cơ viêm nhiễm

Thời tiết thay đổi thất thường khiến hệ miễn dịch có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn nếu không có các biện pháp tăng cường phù hợp.

1 chiếc bánh trung thu năng lượng gấp 2 lần bát bún: Chuyên gia chỉ mẹo ăn mà không sợ béo / Thức uống trường thọ, ổn định đường huyết mà người Nhật dùng mỗi ngày, ở Việt Nam cũng rất nhiều

Trong những năm gần đây chứng viêm đã được nhắc tới rất nhiều, đặc biệt với những ai muốn tránh cảm giác đau đớn hay các tác động sức khỏe dài hạn. Bởi tình trạng viêm gia tăng có thể làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác nếu bị bỏ qua.

TheoPhòng khám Cleveland, một số loại thực phẩm như thịt chế biến sẵn, đồ chiên, đồ ngọt và các loại tinh bột tinh chế khác có thể gây ra các dấu hiệu nặng hơn củachứng viêm mãn tính. Không chỉ có thực phẩm, các loại đồ uống cũng khiến tình trạng viêm nhiễm gia tăng ngoài rượu bia.

5 loại đồ uống làm tăng nguy cơ viêm nhiễm:

Nếu bạn cần giảm tình trạng viêm trong cơ thể hoặc phòng ngừa để khỏe mạnh thì cầnhạn chế các loại đồ uốngdưới đây.

1. Cà phê có đường

Amy Goodson, MS, RD, CSSD, LD, tác giả của The Sports , cho biết:“Mặc dù nghiên cứu cho thấy rằng bản thân cà phê có thể có tác dụng hữu ích đối với chứng viêm do các hợp chất thực vật và hàm lượng polyphenol của nó, nhưng những gì bạn cho vào cà phê có thể cho tác dụng phụ".

Nhiều thức uống từ cà phê biến thể như thêm sữa, siro, đường,... khi uống một lượng lớn hàng ngày sẽ khiến cơ thể nạp nhiều đường hơn bạn nghĩ. Thay vào đó, hãy cố gắng uống cà phê phiên bản ít ngọt hơn bỏ qua các loại sữa hay đường tạo ngọt và hương liệu mà chỉ thêm một chút bọt sữa.

Mùa thu này hãy tránh xa 5 thức uống này nếu không muốn nhân đôi nguy cơ viêm nhiễm! - Ảnh 2.

Nhiều thức uống từ cà phê biến thể như thêm sữa, siro, đường,... khi uống một lượng lớn hàng ngày sẽ khiến cơ thể nạp nhiều đường hơn bạn nghĩ (Ảnh: Internet)

2. Sữa yến mạch thêm hương liệu

Trista Best tại Balance One Plus cho biết:"Sữa yến mạch có thể được tạo vị bằng cách thêm hương liệu và thêm đường, từ đó gia tăng nguy cơ viêm nhiễm". Thậm chí là ngay cả với những phiên bản không vị khác thì cũng có thể chứa tới 7 gram đường mỗi khẩu phần (100ml).

Đối với những người bị dị ứng hay không dung nạp gluten hay lactose còn có thể gặp tình trạng viêm trầm trọng hơn. Trong khi yến mạch là gluten free tự nhiên thì một số sản phẩm sữa yến mạch có thể chứa gluten nên điều quan trọng là cần xem chú thích của sản phẩm.

Mùa thu này hãy tránh xa 5 thức uống này nếu không muốn nhân đôi nguy cơ viêm nhiễm! - Ảnh 3.

"Sữa yến mạch có thể được tạo vị bằng cách thêm hương liệu và thêm đường, từ đó gia tăng nguy cơ viêm nhiễm" (Ảnh: Eatthis, notthat)

Vì thế, nếu muốn tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh nhiễm trùng bạn có thể ưu tiên chọn sữa yến mạch nguyên bản giàu vitamin A và vitamin D.

 

3. Trà ngọt

Bạn nên hạn chế các loại đồ uống có đường như trà ngọt càng nhiều càng tốt. Theo thời gian việc tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có thể góp phần gây ra chứng viêm mãn tính. Hơn thế nữa, đồ uống có đường không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ cung cấp cho cơ thể đường và calo.

Mùa thu này hãy tránh xa 5 thức uống này nếu không muốn nhân đôi nguy cơ viêm nhiễm! - Ảnh 4.

Bạn nên hạn chế các loại đồ uống có đường như trà ngọt càng nhiều càng tốt (Ảnh: Eatthis, notthat)

Hãy thử thay thế bằng các loại nước có hương vị nhẹ hoặc thậm chí là nước có vị trái cây như một nguồn hydrat hóa từ đường thấp(low-sugar) đến không có đường.

4. Các loại sinh tố nhiều đường

Mặc dù sinh tố có thể là một lựa chọn tuyệt vời thay tế cho bữa ăn hoặc phục hồi cơ thể sau khi tập luyện nhưng nhiều loại sinh tố bán sẵn có chứa nhiều đường mà bạn không nhận ra được gọi là đường mía (đường turbinado).

 

Đường mía không nên nhầm lẫn với nước ép trái cây có đường tự nhiên. Chúng ta đang nói tới đường bổ sung vào các cốc sinh tố. Theo thời gian khi hấp thụ quá nhiều đường bổ sung có thể gây viêm đặc biệt là nếu bạn uống thêm các loại đồ uống nhiều đường khác.

Mùa thu này hãy tránh xa 5 thức uống này nếu không muốn nhân đôi nguy cơ viêm nhiễm! - Ảnh 5.

Cẩn thận với một số chai sinh tố đóng sẵn (Ảnh: Eatthis, notthat)

Nếu muốn uống sinh tố, hãy đảm bảo rằng tỷ lệ carbohydrat/protein tốt để không làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

5. Nước ngọt

Nếu bạn còn băn khoăn với đường bổ sung trong cốc sinh tố thì đường trong soda là một trong những thủ phạm chính làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

 

Mùa thu này hãy tránh xa 5 thức uống này nếu không muốn nhân đôi nguy cơ viêm nhiễm! - Ảnh 6.

Soda có đường làm tăng tình trạng viêm nhiễm mãn tính nếu sử dụng thường xuyên (Ảnh: Eatthis, notthat)

Lisa Young, Ph.D., RDN, tác giả của cuốn "Last Full, Last Slim" cho biết:"Soda có đường làm tăng tình trạng viêm nhiễm mãn tính nếu sử dụng thường xuyên. Soda cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến lượng đường tiêu thụ tăng lên trong chế độ ăn và gây ra nhiều bệnh".

Bao nhiêu đường một ngày là đủ?

Các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường).

Nhìn chung thì việc tiêu thụ đồ ngọt có chứa đường bổ sung có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Ngoài ra, mùa thu cũng là mùa có các bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển rất mạnh. Do đó chỉ khi nào cơ thể được bảo vệ đúng cách và được cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết thì bạn mới có thể bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể và chăm sóc sức khỏe mùa thu một cách tốt nhất.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm