Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Bó túi cách rửa rau củ an toàn / Tác dụng làm đẹp da của rau má
Súp và cháo loãng
Tinh bột rất cần thiết cho cơ thể trẻ nhất là khitrẻ bị tay chân miệng.Khi bịtay chân miệng trẻ sẽ bị sốt, mệt mỏi, đau họng nên việc ăn cơm sẽ gặp khó khăn, gây đau đớn trong quá trình nhai nuốt thay vào đó mẹ có thể nấu cháo loãng từ thịt gà, thịt lợn, thịt chim câu, xương… để thay đổi món cho trẻ.
Cùng với cháo, mẹ có thể nấu các món súp từ rau củ quảnhư súp thịt gà bí đỏ, súp khoai tây, súp cá, súp cua kết hợp cùng với rau cho trẻ thưởng thức.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Sữa
Là nguồn dinh dưỡng thiết yếu khi trẻ bị bệnh nói chung và tay chân miệng nói riêng. Sữa chứa nhiều protein nên cũng giúp bé mau chóng phục hồi, bổ sung thêm nước để bù nước, hạ sốt.
Sữa cũng là thức uống phù hợp nhất vì khitrẻ bị tay chân miệng, các vết loét ở lưỡi và lợi khiến bé khó nhai, nuốt thì một ly sữa mát giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn. Mẹ nên pha sữa từng ít một và cho bé uống thành nhiều lần trong ngày.
Trứng
Cũng như sữa, trứng có chứa rất nhiều protein, chất đạm, vitamin và khoáng chất, rất tốt cho trẻ. Trung bình trẻ có thể ăn 2-3 quả/tuần. Mẹ có thể chế biến trứng thành nhiều món khác nhau để trẻ dễ ăn, dễ nuốt khi đang bịtay chân miệng.
Hải sản
Hải sản có nhiều canxi và kẽm là dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ ăn ngon miệng và khỏe mạnh hơn. Đó là lí do, mẹ nên chế biến nhiều món ngon từ hải sản như hấp, xào, nấu súp từ cua, ghẹ, tôm… cho trẻ thưởng thức giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn.
Đậu phụ
Đậu phụ mềm cũng là một lựa chọn thay đổi trong chế biến món ăn cho trẻ bị tay chân miệng và là một nguồn cung cấp protein và carbohydrate tốt.
Cách ăn tốt nhất: Hấp với trứng và rau, salad đậu phụ lạnh, trong nước dùng hoặc cháo, om.
Đu đủ
Đu đủ có nhiều vitamin, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tốt cho tiêu hóa nên rất cần thiết trongđiều trị tay chân miệng ở trẻ. Đu đủ chín có vị ngọt, mềm, mát, dễ ăn nên cũng không ma sát vào các vết loét trong khoang miệng nên sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Sữa chua
Không chỉ bổ sung lợi khuẩn giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng, sữa chua còn ngọt, mát, thanh, mềm nênlà sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ mắc tay chân miệng. Mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua dạng mềm hoặc thức uống sữa chua lên men tự nhiên 1-2 hộp/ngày.
Nước trái cây và sinh tố tố quả
Trái cây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm lành các vết thương, loét nên rất cần thiết bổ sung cho trẻ bị tay chân miệng.Theo đó, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi hoặc các loại quả giàu vitamin A như các loại quả màu đỏ, vàng như dưa hấu, cà chua…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần