Trẻ bị tiêu chảy: Mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc xử lý quan trọng này
Tình yêu đích thực không phải là tranh giành, mà là dám buông tay / Top con giáp nữ là 'ngân hàng' của chồng, càng giữ tiền càng sinh lãi, không thất thoát một đồng
Tiêu chảy là một hiện tượng phổ biến thường xảy ra ở trẻ. Hầu hết tiêu chảy không kéo dài và không gây nguy hiểm nếu chữa trị kịp thời. Điều quan trọng nhất là mẹ cần theo dõi cẩn thận để phát hiện bệnh sớm, tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh và điều trị cho bé nhanh nhất có thể.
1. Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy
Khi bé bị tiêu chảy nếu không điều trị kịp thời có thể khiến bé bị mất nước gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy bố mẹ cần biết các biểu hiện bé bị tiêu chảy như sau:
- Dấu hiệu đầu tiên của tiêu chảy là bé đi ngoài phân lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phân nhầy, có mùi chua, nghiêm trọng hơn có thể lẫn máu.
- Bé bị đau bụng, đầy bụng khó chịu.
- Bé bị nhiễm tụcầu hoặc Rota thường bị tiêu chảy kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn ói nhiều lần.
- Tiêu chảy có thể khiến bé bị sốt cao, co giật.
- Bé mệt mỏi, ăn uống kém và giảm cân.
- Tiêu chảy còn có thể khiến bé bị mất nước nghiêm trọng nên mẹ cần chú ý theo dõi.
2. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy
Bé bị tiêu chảy thường do các nguyên nhân phổ biến sau đây:
- Nhiễm virus:Virus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em. Một số virus như rotavirus, calicivirus, adenovirus, astrovirus có thể gây ra tiêu chảy, cũng như đau bụng, sốt, ớn lạnh và nôn mửa. Tiêu chảy do nhiễm virus thường kéo dài vài ngày đến hai tuần.
- Nhiễm khuẩn:Một số loại vi khuẩn như E. coli, campylobacter, salmonella, shigella và staphylococcus có thể gây tiêu chảy. Nếu bé bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, bé có thể bị đi ngoài ra máu, sốt và co giật.
- Nhiễm ký sinh trùng: Ký sinh trùng ký sinh như giardia sống trong ruột, có thể là thủ phạm gây tiêu chảy ở trẻ em.
- Kháng sinh:Thuốc kháng sinh cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy do nó giết chết cả vi khuẩn có hại và có lợi trong ruột bé.
- Dị ứng thực phẩm:Khi bé ăn phải các loại thức ăn dị ứng, hệ thống miễn dịch của bé sẽ phản ứng lại. Cáctriệu chứng dị ứng thực phẩmbao gồm tiêu chảy, phát ban, khó thở. Các chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất là sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, các loại hạt và động vật có vỏ.
- Không dung nạp thức ăn:Không giống như dị ứng, không dung nạp thức ăn không liên quan đến hệ miễn dịch. Ví dụ, bé không dung nạp lactose sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose, đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Điều này có thể khiến bé bị tiêu chảy.
Khi bé bị tiêu chảy bố mẹ nên tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Đồng thời bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau tại nhà để giúp bé nhanh chống khỏi bệnh:
- Bù nước cho bé:Khi bé bị tiêu chảy mẹ cần giữcho bé không bị mất nước. Mẹ nên cho bé uống nhiều nước tinh khiết, nước canh, dung dịch muối đường (Oresol). Sau mỗi lần bé đi ngoài, mẹ hãy nhớ pha dung dịch Orssol cho bé uống. Nếu bé bị nôn hãy đợi khoảng 5 đến 10 phút sau cho bé uống. Việc bù nước và điện giải là rất cần thiết vì nó giúp các chức năng của cơ thể hoạt động bình thường. Nếu bé bị mất nước nghiêm trọng thì cần phải cho bé nhập viện để truyền tĩnh mạch.
- Hạn chế đồ ngọt:Khi bé bị tiêu chảy mẹ cần hạn chế cho bé ăn uống đồ ngọt như soda, nước trái cây vì chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Chế độ ăn phù hợp: Khi bé bị tiêu chảy mẹ nên cho bé ăn bánh mì nướng khô, cơm, táo, chuối. Các loại thực phẩm này sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy. Chuối cũng có hàm lượng kali cao có thể giúp bù lại các chất dinh dưỡng đã mất. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng bé nên trở lại chế độ ăn uống bình thường trong vòng 24 giờ.
- Cho bé ăn uống đầy đủ:Trong vòng 24 giờ sau khi bị tiêu chảy, mẹ hãy cho bé ăn uống đủ chất với các loại trái cây, rau, thịt và các sản phẩm từ sữa như sữa chua. Điều này sẽ cung cấp cho cơ thể bé những chất dinh dưỡng quan trọng để tối ưu hóa quá trình phục hồi.
- Cho bé ăn các loại thực phẩm có chứa probiotic:Các loại thực phẩm probiotics, như kim chi chứa vi khuẩn tốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và các nguyên nhân tiêu chảy khác.
4. Dấu hiệu nguy hiểm
Khi bé có các dấu hiệu sau, bố mẹ cần phải đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Bé có dấu hiệu mất nước như miệng khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu thường xuyên (không đi tiểu trong 6 giờ hoặc lâu hơn), nước tiểu sẫm màu.
- Phân màu đen hoặc có máu trong phân.
- Bé nôn nhiều lần.
- Bé mệt mỏi, kém ăn.
- Bé đi ngoài nhiều lần (hơn 8 lần trong 8 tiếng).
- Bé bị sốt cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát