Trẻ em ăn bao nhiêu trái cây một ngày thì đủ?
Trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu mẹ cho ăn những quả này / Món 'không đội trời chung' với trứng luộc vì kết hợp sẽ gây hại, thế nhưng không phải ai cũng biết
Trẻ cần bao nhiêu trái cây mỗi ngày?
Ảnh minh họa.
Viện Nhi khoa Mỹ AAP khuyến nghị lượng trái cây cho trẻ 1-10 tuổi tiêu thụ như sau:
1-3 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 60ml nước ép trái cây nguyên chất.
4-6 tuổi: 50g trái cây đóng hộp; 1/2 miếng trái cây tươi; 80ml nước ép trái cây nguyên chất.
7-10 tuổi: 90g trái cây đóng hộp; 1 miếng trái cây tươi; 120ml nước ép trái cây nguyên chất.
AAP cũng gợi ý cha mẹ có thể biến trái cây thành một bữa ăn trong chế độ ăn thường ngày của trẻ, cụ thể là dùng làm món ăn vặt. Đảm bảo đã rửa sạch trái cây, thái tới kích cỡ phù hợp với bé và đặt ở vị trí trẻ dễ thấy. Nếu bé được tiếp cận nhiều hơn các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây thay vì đồ ăn vặt ngọt/khoai tây chiên nhiều muối, bé có nhiều khả năng sẽ thích ăn trái cây tươi mỗi ngày.
Một gợi ý khác của AAP là cho trẻ ăn ít nhất 1 loại trái cây giàu vitamin C mỗi ngày, chẳng hạn như quả mâm xôi, cam và dưa hấu.
Cuối cùng, đừng quên làm gương cho con. Hãy cho trẻ thấy bạn ăn uống lành mạnh và thưởng thức từng bữa ăn như thế nào.
Cách biến tấu trái cây cho bé
Mẹ có thể ép nước trái cây cho bé uống, tuy nhiên với các bé dưới 6 tháng tuổi, nước ép phải được pha loãng.
Khi bé hơn 6 tháng tuổi, có thể ăn dặm, mẹ nên nghiền trái cây cho bé ăn thay vì uống nước ép. Trái cây nghiền hay sinh tố, smoothie vẫn còn giữ lại chất xơ bên cạnh các loại Vitamin, tốt hơn cho hệ tiêu hóa của bé.
Khi bé bắt đầu mọc răng và biết nhai, mẹ nên cắt nhỏ trái cây cho bé ăn để tập nhai, đồng thời trái cây cắt lát sẽ giữ lại được nhiều dưỡng chất hơn là xay và ép nước.
Lưu ý khi chọn loại trái cây cho bé
Khi cho bé thử một loại trái cây mới, mẹ nên cho bé ăn lượng ít và theo dõi bé 3 - 4 ngày để nhận biết kịp thời các dị ứng nếu có ở bé. Tránh cho các bé dưới 1 tuổi ăn các loại trái cây có vị mạnh như cam, xoài, dứa, dâu tây, kiwi.
Các trái cây nhuận trường như đu đủ, chuối không nên thường xuyên cho bé ăn nếu bé có biểu hiện tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Các trái cây tính nóng như sầu riêng không nên cho bé ăn khi bé đang táo bón.
Bên cạnh trái cây, mẹ nên bổ sung rau củ vào thực đơn hằng ngày của bé nữa nhé!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Người xưa khuyên: Trồng cây này trước nhà phải chặt bỏ ngay kẻo đen đủi kéo đến
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp