Đời sống

Trời chuyển mùa, giữ ấm 4 bộ phận này cho con để không lo bị ốm

Những việc làm đơn giản có thể giúp con không bị ốm do thời tiết.

Đến thăm nhà trai, bố tôi quyết định không thách cưới nữa / Thịt gà luộc bị đỏ không phải do chưa chín: Làm cách này là xử lý được ngay

Đầu và tai

Đây là bộ phận cực kỳ quan trong. Vị trí này là nơi tản nhiệt của cơ thể nhưng cũng cần được giữ ấm. Nếu để gió lạnh thổi vào sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

nuoi-con

Ảnh minh họa.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi tóc chưa phát triển nhiều nên chưa có được “hàng rào” bảo vệ tự nhiên. Khi đó, gió lạnh dễ tấn công và khiến trẻ bị ốm. Do đó, khi ra ngoài trời, mẹ có thể đội mũ cho con để che chắn và giữ ấm cho vùng đầu và tai.

Khi vào trong nhà, ấm áp và kín gió, mẹ hãy cởi mũ ra để tránh làm bé bị nóng bức, toát mồ hôi gây cảm lạnh.

Bàn tay và bàn chân

Bàn chân được coi là “trái tim thứ hai”. Bàn chân nằm ở điểm cuối của tứ chi, là nơi xa tim nhất nên dễ gây ra lưu thông máu kém và bị lạnh. Bên cạnh đó, lượng mỡ dưới chân của trẻ cũng rất ít nên việc giữ ấm sẽ kém hơn nhiều so với người lớn. Chân lạnh sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng và có thể làm bé bị ốm. Do đó, việc bảo vệ đôi chân của bé là điều rất quan trọng. Khi trời lạnh, mẹ hãy cho con mang tất dể giữ ấm đôi chân. Nên chọn những loại tất có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm bé khó chịu.

 

nuoi-con-01

Bàn tay cũng là bộ phận dễ bị nhiễm lạnh. Tay bị lạnh thường xuất hiện dấu hiệu ửng đỏ hoặc trắng nhợt, các khớp tay yếu dần, da nhăn nheo. Vì vậy, mẹ nên chú ý giữ ấm đôi tay cho con. Có thể để con đeo bao tay nếu thời tiết trở lạnh.

Giữ ấm bụng

Bụng là nơi chứa nhiều cơ quan nội tạng quan trọng trong đó có dạ dày và lá lách. Nếu bụng bị lạnh thì quá trình tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Trẻ nhỏ nếu không được mặc áo đủ dài che phần bụng thì rất dễ bị lạnh và gặp hiện tượng đi ngoài hoặc khó tiêu, cảm lạnh…

nuoi-con-02

Cha mẹ nên chọn những bộ quần áo phù hợp với con, làm bằng chất liệu cotton thoáng khí và thoải mái.

Nếu sợ con đạp chăn hở bụng khi ngủ, cha mẹ có thể mặc cho con bộ liền từ đầu đến chân hoặc dùng dạng túi ngủ.

 

Cổ họng

Cổ họng không được giữ ấm sẽ khiến bé có cảm giác gai lạnh, ảnh hưởng đến thanh quản, yết hầu và dẫn tới hiện tượng ho, khàn tiếng. Khi trời trở gió, mẹ nên đeo khăn cho con để giữ ấm cổ họng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm