Trời lạnh, ăn lẩu nhất định phải tránh điều này để bảo vệ cả gia đình bạn!
Thói quen ăn lẩu gây bệnh, đặc biệt là điều thứ 3 nhiều nhà mắc phải / Ăn lẩu hải sản cùng với những thực phẩm này là rước bệnh vào thân, chớ dại mà thử
Từ lâu, món lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt, nhất là trong những ngày trời lạnh. Một nồi lẩu có thể là cái "cớ" để gia đình quây quần, hội tụ. Bạn có thể chọn đa dạng thực phẩm, có thể phục vụ nhu cầu và sở thích của nhiều người. Thế nhưng sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe nếu như thưởng thức món ăn này không đúng cách.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù là món phổ biến, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Cụ thể, một số người bị dạ dày nên kiêng lẩu thái chua cay. Chất cay trong nước lẩu có thể gây tổn thương dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra những người có đường tiêu hóa kém cần hạn chế ăn lẩu vì dư thừa đạm có thể gây ra cảm giác khó chịu, đầy hơi, chướng bụng. Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm hoặc mỡ. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu vì nước lẩu nhiều gia vị, không tốt cho thai nhi.
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi ăn lẩu tuyệt đối tránh 5 sai lầm phổ biến dưới đây:
Không ăn nhanh khi đồ ăn còn nóng
Nhiệt độ bình thường của trà và các món ăn nóng sẽ dao động ở khoảng 35 - 40 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ của nước lẩu đang sôi sùng sục lại có thể chạm mức tới 110 độ C. Chính vì vậy, các nguyên liệu vừa mới vớt ra khỏi nồi lẩu thường rất nóng. Nếu ngay lập tức cho vào miệng thì chắc chắn sẽ làm tổn thương màng nhầy của đường tiêu hóa và khoang miệng. Hậu quả là dễ gây viêm loét dạ dày, thực quản. Vậy nên tốt nhất bạn cần chú ý đợi nguội hoặc chấm chút gia vị rồi mới nên ăn.
Không dùng chung đũa để gắp đồ sống, đồ chín
Khi nhúng đồ ăn vào nồi lẩu, đũa thường chạm vào cả nguyên liệu sống và chín. Thậm chí, có người còn dùng chung một đôi đũa để vừa nhúng thịt sống, vừa gắp thịt chín ra ăn. Điều này rất dễ đưa vi khuẩn trong thức ăn sống đi vào khoang miệng. Vậy nên, bạn cần chú ý chuẩn bị 2 đôi đũa chuyên dùng để gắp đồ sống và đồ chín riêng khi ăn.
Không nên ngồi ăn lẩu quá 2 - 3 tiếng
Chúng ta thường có thói quen ngồi lai rai bên nồi lẩu, vừa ăn vừa trò chuyện, tán gẫu. Tuy nhiên, việc ngồi ăn trong vài tiếng đồng hồ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục bởi các dịch vị dạ dày, dịch mật, tụy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Do đó, ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa...
Ngoài ra, ăn quá lâu cũng làm tăng lượng cholesterol trong máu. Bạn chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại và không nên ăn quá 1 lần/tuần.
Ảnh minh họa.
Không ăn đồ nhúng còn tái, đỏ
Khi ăn lẩu, nhiều người có thói quen chỉ nhúng cho các loại thịt chín tái vì cho rằng đồ tái sẽ ngọt hơn, nhiều dinh dưỡng hơn. Theo các chuyên gia, đây là thói quen nguy hiểm. Bởi đồ ăn chưa chính có thể chứa nhiều vi khuẩn và khí sinh trùng, cực kỳ nguy hải cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.
Không ăn lẩu rồi uống đồ lạnh cùng lúc
Lẩu chua cay thường dễ gây toát mồ hôi khi ăn nên nhiều người thường uống thêm nước lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, cách ăn này lại dễ gây hại tới đường ruột và dạ dày. Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa, từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ