Trời rét đậm, giữ ấm cho trẻ bằng cách nào?
Những bộ phận cần giữ ấm trong mùa đông / Giữ ấm cơ thể người già trong ngày lạnh thế nào cho đúng
Theo các bác sĩ, giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, mỏ ác (thóp) và ngực. Cho bé ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Đối với những em bé sơ sinh đẻ đủ tháng nên để nhiệt độ trong phòng từ 22-24 độ C. Đối với những trẻ đẻ thiếu tháng, nên giữ nhiệt độ trong phòng ở mức 24-26 độ C.
Ảnh minh họa.
Giữ ấm cho trẻ bằng nhiệt của bản thân là tốt nhất
Khi bé đi vệ sinh bà con cần thay tã lót ngay để bé không bị ướt, bị nhiễm lạnh. Khi chở bé ra ngoài đường cha mẹ nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, đeo khẩu trang để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh. Khi vào trong phòng ấm, bà con nhớ cởi bớt đồ cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi rồi nhiễm lạnh. Trong đêm lạnh, nên đắp thêm mền cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, có thể gây khó thở, thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho con, đơn giản là sờ lên trán của bé xem cháu nóng hay lạnh.
Đối với trẻ sơ sinh, bà mẹ nên dùng nhiệt độ của chính cơ thể của mình để giữ ấm cho con, bằng cách ấp bé vào ngực mỗi lần ba mươi phút, thay đổi tư thế cho bé bú rồi lại ấp bé vào ngực, để da mẹ tiếp xúc với da bé (phương pháp kanguru-chuột túi), phương pháp này có nhiều lợi ích, nhất là đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Bởi vì bé chưa thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như người lớn nên việc ủ ấm cho bé là rất quan trọng. Ngoài ra những bé lớn hơn cũng cần được giữ ấm trong những tháng mùa đông khắc nghiệt.
Cha mẹ có thể mặc quần áo cho con theo cách tương tự với người lớn nhưng cộng thêm lớp quần áo cotton mỏng bên trong, giúp thấm mồ hôi tốt. Nếu bạn đang mặc một áo phông dài tay và quần jeans trong ngày nắng ấm thì bé cũng thoải mái với trang phục tương tự nhưng thêm một áo lót bên trong. Nếu bạn cần khoác thêm áo len thì bé cũng vậy.
Luôn giữ nhiệt độ trong nhà ấm áp. Đó là nhiệt độ thoải mái mà bé không cần được ủ ấm quá nhiều.
Tránh những nơi có gió lùa trực tiếp. Không đặt bé gần một cửa số đang mở, cửa chính đang mở hoặc những khe cửa nhiều gió. Ngay cả quạt trần với người lớn là mát mẻ nhưng với bé là đủ tạo lên gió lạnh.
Mặc cho bé một vài lớp áo để dễ dàng cởi bỏ những lớp áo bên ngoài khi không cần thiết.
Đội mũ cho bé để giữ cho đầu của bé ấm áp trong thời tiết lạnh. Không để tóc bé bị ướt khi đội mũ.
Tuy nhiên, không nên ủ ấm bé quá mức. Bé cần được giữ ấm nhưng không phải quá nóng. Nên loại bỏ bớt quần áo cho bé khi nhiệt độ tăng lên.
Chú ý khi mặc quần áo cho bé khi đi ra ngoài
Khi bạn cùng bé đi dạo, đi thăm người thân hoặc đơn giản là đi mua sắm, bạn cần chú ý:
- Mặc cho bé thích hợp với nhiệt độ ngoài trời.
- Nếu trời lạnh, nhớ đi tất chân, sử dụng bao tay và cả mũ đội đầu cho con.
- Nếu thời tiết ấm áp, không cần mặc cho bé áo khoác quá dày.
- Đối với những chuyến đi xa trong những ngày lạnh, bạn cần cân nhắc phương tiện, thời gian, tình hình thời tiết... trước khi cho bé tham gia.
- Đối với các chuyến đi vào những ngày nắng ấm, bạn nên che chắn để bé không bị hắt ánh nắng trực tiếp, có thể dùng chăn mỏng hay miếng chắn nắng hoặc rèm trên xe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn