Hoa mộc lan (hay còn được gọi là cây hoa giáng hương, mộc hương, bạch ngọc lan, hoa mộc niên), có nguồn gốc từ Pháp, Châu Âu nhưng hiện nay được trồng tập trung chủ yếu tại Đông Á, Đông Nam Á.
Cây thuộc loại thân gỗ, toả bóng mát, có độ cao từ 2 đến 30 mét. Cành lá vô cùng rắn chắc, sống lâu năm. Lá mộc lan có hình bầu dục, mọc cách, có màu xanh đầy sức sống, mặt trơn nhẵn bóng, mặt dưới có lông tơ mịn.
Hoa mộc lan tương tự như hoa ngọc lan nhưng to hơn và mọc ở đầu ngọn cành. Dù ở màu nào, hồng, trắng, vàng hay tím nhạt, hoa mộc lan cũng đều có những nét đẹp rất riêng. Hoa bền, giữ hương lâu kéo dài đến cả tháng. Điều đặc biệt là cây mộc lan rụng lá rồi mới nở hoa nên trông cây như những ngọn nến rực lửa.
Với vẻ đẹp rực rỡ, hương thơm nồng nàn, hoa mộc lan thường được trồng trong chậu, đặt ở ban công, bonsai trong sân vườn, biệt thự, văn phòng, khu chung cư... Thông thường, người ta hay trồng cây mộc lan xen kẽ với cây hoa hải đường, cây hoa mẫu đơn để tăng thêm nét sang trọng, đẳng cấp cho không gian.
Hoa mộc lan thường được dùng trong trang trí hoa cưới, vừa đẹp, vừa thơm, còn là biểu tượng cho hạnh phúc bền vững. Hương hoa mộc lan được chiết xuất thành nước hoa.
Gỗ mộc lan thuộc dòng gỗ quý, bền, thơm, không có mối mọt xâm hại nên được dùng trong đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, đồ nội thất, đóng tàu, thuyền, ca nô.
Cây mộc lan còn được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông Y: Do hoa mộc lan có tính ấm, vị cay nên dùng để chữa đau bụng kinh, đau răng, tiểu tiện khó, ho nhiều đờm, bạch đới, viêm mũi, viêm xoang… Nụ hoa sắc uống dùng như thuốc bổ. Rễ mộc lan có vị ngọt, tính bình, hơi chát chữa phong tê thấp, đau lưng, chỉ thống, khử phong. Quả mộc lan làm thuốc chữa đau gân, đau thận do lạnh, đau dạ dày. Vỏ thân mộc lan sắc nước uống giúp tăng sắc đẹp, sáng mắt.
Cây mộc lan còn có ý nghĩa phong thuỷ lớn. Trong thuyền thuyết, có một cô gái hiếu thảo đã cải trang thành nam nhi để thay cha ra trận. Một mình thân gái dặm trường vượt qua bao nhiêu nguy hiểm, khó khăn. Tên của cô gái đã đặt dựa theo loài hoa có thật là hoa mộc lan. Chính vì thế, cây mộc lan tượng trưng cho vẻ đẹp bình dị mà mạnh mẽ, đức hy sinh và lòng dũng cảm.
Ngoài ra, mộc lan còn thể hiện lòng nhân từ, quảng đại. Vì vậy, nếu ai đem lòng yêu mến tặng bạn một lẵng hoa mộc lan tuyệt đẹp thì đó chính là việc thể hiện lòng ngưỡng mộ đối với bạn.
Cách trồng cây mộc lan
Cây mộc lan là loài cây ưa khí hậu nhiệt đới nên tương đối dễ trồng tại Việt Nam. Bạn nên chọn trồng ở những nơi có ánh sáng tự nhiên, vừa đủ, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây, nhất là vào mùa hè, bởi lá cây mộc lan có bản to nên dễ mất nước.
Chọn đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Khi trồng, bạn nên trồng trong bồn hoặc cao cách mặt đất tối thiểu 5 cm để rễ cây không bị úng. Có thể áp dụng công thức: 3 trấu hun (hoặc phân mùn ủ mục) + 5 đất thịt sạch + 2 sỉ than (đập hạt nhỡ, sàng bỏ bột sỉ) + phân đầu trâu 20 – 10 – 10 (3kg/khối hỗn hợp trên) cho đất trồng.
Khi mới trồng cây, bạn cần tưới nước đầy đủ, 2 lần 1 ngày. Nhưng khi cây đã ra rễ thì tưới nước 2-3 ngày 2-3 lít nước. Khi cây rụng lá thì hạn chế tưới. Khi cây ra hoa, cần tưới nước đều để hoa căng, bền.
Nên chiết cành cây mộc lan vào mùa nóng ẩm khi cây đang phát triển nhựa; giâm cành vào mùa khô hanh lạnh. Trồng cây vào mùa xuân sẽ đạt tỷ lệ sống cao hơn. Nên chọn những cành gần gốc, đã vươn dài, xoè ngang làm cành giống. Cũng như các loài cây khác, bạn có thể quét vôi vào thân cây để tránh sâu đục.