Đời sống

Trứng vịt lộn ngon, nhiều chất bổ nhưng 'đại kỵ' với những người này

Trứng vịt lộn ngon, bổ là món ăn được nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này.

Mới sống chung với mẹ chồng được 4 ngày mà gia đình tôi đã đảo điên, chồng còn tuyên bố cắt cả cơm tối bổ dưỡng để theo bà / Mẹ chồng để lại toàn bộ đất đai cho chú út, vợ chồng tôi giận không về thăm và 2 tuần sau bật khóc khi đọc lá thư của bà

Từ lâu trứng vịt lộn được biết đến là món ăn ngon, bổ tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên ăn nhiều trứng vịt lộn và không phải ai cũng có thể ăn được trứng vịt lộn.

Tác dụng của trứng vịt lộn

Báo VietNamNet dẫn nguồn Ủy ban Dinh dưỡng Quốc gia Philippines cho biết, trứng vịt lộn là nguồn protein rẻ và dễ tiếp cận ở Đông Nam Á. Một quả chứa 188 calo, 14g protein, 14,2g chất béo, 116mg canxi và 2,1mg sắt.

Ngoài ra, chúng chứa đầy canxi, sắt và phốt pho, vitamin C và beta-carotene, hai chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách loại bỏ các gốc tự do khỏi máu. Trứng cũng chứa niacin, riboflavin và thiamine, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng.

Cả nam giới và phụ nữ đều có thể ăn trứng vịt lộn, nhưng người ta tin rằng với phụ nữ, loại thực phẩm này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn.

Đối với nam giới, hàm lượng protein cao trong trứng vịt lộn tạo ra một lượng nhiệt lớn khắp cơ thể, thậm chí ở Philippines, người dân gọi đó là Viagra. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nào chứng minh điều đó.

Trứng

Trứng vịt lộn ngon, bổ nhưng không phải ai cũng ăn được

Những người không nên ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này.

Bài viết trên Báo Sức khoẻ & Đời sống có sự tư vấn của TS.BS Phan Bích Nga – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, những người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gout... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn, vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Cụ thể:

- Người bệnh thận:Người bệnh thận thường gặp vấn đề lớn trong quá trình trao đổi chất, lượng nước tiểu giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra bên ngoài. Trong khi đó, việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.

- Bệnh nhân bị bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, tỳ vị, tim mạch:Nhóm người này nên kiêng hoặc tránh ăn nhiều vì sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, tăng nguy cơ vữa xơ động mạch gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

 

Trứng vịt lộn chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol rất cao. Nếu ăn nhiều trứng vịt lộn cholesterol xấu trong máu có thể tăng, gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ. Vì thế, lời khuyên cho những người mắc bệnh tim mạch là không nên ăn trứng vịt lộn.

Tỳ vị và gan có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Tuy nhiên, khi chúng bị tổn thương, lượng đạm từ trứng vịt lộn sẽ khiến chúng phải hoạt động hết công suất, khiến tổn hại lại càng lớn hơn.

Bên cạnh đó trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng.

- Người mắc bệnh gout:

Món ăn này chứa nhiều protein, càng ăn nhiều càng gây tăng lượng protein trong máu khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

 

- Người bị tăng huyết áp:

Bệnh nhân tăng huyết áp cần tuyệt đối tránh xa trứng vịt lộn bởi khi ăn thực phẩm này, cơ thể sẽ thu nạp lượng lớn chất đạm và cholesterol - hai chất gây nên tình trạng tăng huyết áp.

Những người có bệnh cao huyết áp cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Người bị bệnh cao huyết áp tuyệt đối nên tránh xa trứng vịt lộn. Khi ăn trứng vịt lộn có nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể lượng lớn chất đạm và cholesterol. Trong khi đó, những chất này là một trong các tác nhân chính gây nên tình trạng ca o huyết áp.

- Người đang mang thai:

 

Phụ nữ mang thai không nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm sống. Rau răm tiêu thực, trừ hàn, sát trùng, ấm bụng, chống đầy bụng khó tiêu… cho người bình thường nhưng sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Gừng tươi nóng, kích thích tiêu hóa, giải độc, tốt cho tim mạch… nhưng có thể gây sảy thai đầu thai kỳ nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo.

Giai đoạn cuối thai kỳ mẹ bầu ăn trứng vịt lộn sẽ tích quá nhiều đạm, chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol xấu trong máu cũng không tốt.

-Người vừa sinh con:

Sản phụ vừa sinh con không nên ăn trứng vịt lộn là vì loại thực phẩm này có chứa nhiều protein và chất béo, có thể gây khó tiêu, đầy bụng.

 

Lời khuyên của bác sĩ dành cho sản phụ là chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ một đến 2 ngày sinh và không nên ăn quá 2 quả/ngày.

-Trẻ nhỏ:

Theo bác sĩ, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn chưa thể phát triển hoàn toàn, chính vì vậy nếu bố mẹ cho bé ăn quá sớm hoặc ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ dẫn đến trướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Bé từ 5 tuổi trở lên chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ một đến 2 lần là đủ.

Trên đây là những tác dụng của trứng vịt lộn với sức khoẻ và những người không nên ăn trứng vịt lộn. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa trứng vịt lộn nhé.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm