Trước 6 tuổi, bố mẹ chớ ép con làm 4 điều này nếu không muốn trẻ lớn lên thua kém bạn bè
Cách dạy trẻ biết yêu thương và quan tâm người khác / Sai lầm khi dạy trẻ tưởng yêu con nhưng lại biến con thành hư hỏng, dễ thất bại
Trước 6 tuổi, bố mẹ nhất định không nên ép con làm 4 điều này
1. Ép buộc con cái phải ngoan ngoãn, biết nghe lời
Cha mẹ nên nhớ, trẻ từ 0 đến 6 tuổi có quyền được khóc, được nghịch phá, được phép làm sai. Trong giai đoạn này, trẻ còn có những hành vi như ích kỷ, nổi loạn, hay cãi lại, cắn… và chúng đều là những hành vi bình thường trong quá trình lớn lên của một đứa trẻ.
Nếu bố mẹ luôn luônép buộc con cái phải nghe lời, ngoan ngoãn, họ sẽ bỏ qua nhu cầu thực sự và cản trở sự phát triển bình thường của trẻ.
2. Ép buộc trẻ phải biết chào hỏi người lớn
Người lớn thường thích những đứa trẻ hoạt bát, nhanh nhảu nên khi thấy một đứa trẻ nhút nhát như vậy, họ thường dùng lời lẽ chê bai một cách tiêu cực như "con bé này không biết nói chuyện à", "thằng bé này sống nội tâm quá". Và nhiều bố mẹ cũng quan niệm rằng, trẻ cần phải biết chào hỏi vì đó là phép lịch sự cơ bản. Nhưng tâm lý cảnh giác của trẻ cao nhất trong giai đoạn trước 6 tuổi. Đây là khả năng tự bảo vệ bẩm sinh của trẻ, dần dần trẻ sẽ biết cách phân biệt và tin tưởng vào người khác.
Bố mẹ không nên ép con mình chào hỏi người lớn tuổi chỉ để chiều theo ý của họ. Đối với trẻ em, những tình huống quen thuộc cần có nhiều thời gian quen dần. Bố mẹ cần đứng về phía con mình, bảo vệ chúng và có thể nói lại với người khác khi họ dùng những lời lẽ chê bai: "Không phải cháu nó không thích chào, chỉ là hiện tại chưa muốn. Khi cháu nó sẵn sàng tự khắc sẽ biết chào thôi".
3. Ép buộc trẻ phải biết chia sẻ với người khác
Từ 2 đến 6 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn có ý thức về bản thân, biết phân biệt đồ "của mình" và "của người khác". Việc trẻ ý thức cao về đồ của mình là một hiện tượng tâm lý bình thường. Khi lớn dần, ý thức việc "coi mình là trung tâm" dần mất đi, dưới sự hướng dẫn của bố mẹ, chúng sẽ hiểu rằng việc chia sẻ mang lại niềm vui.
4. Ép buộc trẻ không được khóc
Tiếng khóc của trẻ thường là vấn đề rất phiền phức đối với bố mẹ. Để con cái có thể ngừng nhanh, một số bố mẹ ra lệnh, ép buộc chúng không được khóc. Bố mẹ càng nói, trẻ càng khóc dữ dội.
Khách quan mà nói, tiếng khóc hay tiếng cười là những biểu hiện cảm xúc bình thường của con người.
Khi một đứa trẻ khóc, đương nhiên có lý do đằng sau đó. Dù là bé trai hay bé gái, nhu cầu khóc của chúng vẫn cần được bố mẹ chấp nhận. Nếu bố mẹ không cho trẻ khóc, cảm xúc của trẻ bị kìm nén, dễ hình thành những khiếm khuyết về nhân cách sau này.
Những điều bố mẹ nên dạy con
1. Cách ứng xử
Thực tế là trẻ sơ sinh cũng có đủ khả năng để bắt đầu bài học cơ bản về cách ứng xử. Những cử chỉ đơn giản như nói "cảm ơn”, “vâng ạ” là một khởi đầu tuyệt vời. Nhắc đi nhắc lại các cụm từ ấy khi bạn cho con ăn, thay bỉm cho bé hoặc bất kỳ thời điểm nào phù hợp.
Tiếp tục như vậy cho đến giai đoạn trẻ tập đi. Khi bé hào hứng đưa cho bạn món đồ chơi yêu thích của mình, hãy nói với con "Cảm ơn con đã cho mẹ/bố mượn đồ chơi". Ngay cả ở giai đoạn chưa biết nói, trẻ vẫn có thể quan sát được và tương tác lại với bố mẹ. Bạn càng đưa ra nhiều minh họa về cách ứng xử, con bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để hình thành những thói quen tốt cho cuộc sống sau này.
2. Thể hiện lòng biết ơn
Nuôi dạy con trong thế giới vật chất ngày nay không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là khi trẻ thường xuyên được tiếp cận với hàng trăm thứ mới mẻ như các thiết bị công nghệ, quần áo hàng hiệu, đồ chơi....
Bố mẹ nào cũng luôn mong muốn những điều tốt nhất cho con, nhưng chúng ta cũng cần dạy trẻ bài học về lòng biết ơn và trân trọng những gì đang có dù đó không phải là món đồ mới nhất, giá trị nhất.Cũng giống như việc ứng xử, trẻ cần học cách biết ơn từ khi còn nhỏ.
Bạn nên bắt đầu với những câu chuyện đơn giản như chỉ cho con thấy mình thật may mắn vì có quần áo ấm vào mùa đông, có đồ chơi sau mỗi giờ học, có ông bà bên cạnh chăm sóc mỗi ngày… Gieo hạt giống lòng biết ơn từ khi còn nhỏ để khi trưởng thành con biết trân trọng những gì mình có.
3. Dạy trẻ cách nhận lỗi
Dạy trẻ cách nhận lỗi khi nói hoặc làm sai việc gì đó cũng quan trọng như dạy trẻ về lòng biết ơn và cách cư xử. Hãy dạy trẻ làm đúng từ lỗi sai của trẻ. Nếu trẻ làm sai hãy bình tĩnh nói chuyện phân tích để trẻ thấy lỗi sai của mình và chủ động xin lỗi.
Việc tự giác luôn tốt hơn là cách làm đối phó hay ép buộc, và quan trọng là con bạn phải rút ra được bài học sau khi xin lỗi. Bạn cũng cần hướng dẫn con cách xin lỗi sao cho phù hợp và đồng thời hãy khen ngợi khích lệ khi trẻ biết nhận lỗi.
4. Trung thực
Dạy cho trẻ về giá trị của sự trung thực là một trong những món quà tuyệt nhất cha mẹ có thể cho con.
Chúng ta đều biết rằng trẻ học bằng cách bắt chước, vì thế khi nhìn thấy cha mẹ không thành thật chúng cũng sẽ làm theo. Ví dụ, nếu bạn nói với một người bạn không thể ra ngoài vào buổi tối nhưng sau đó lại đi với người khác, con bạn sẽ học theo vì nghĩ đó là điều bình thường và chẳng có hại gì cả.
Vậy nên, cha mẹ hãy trở thành tấm gương để con noi theo, hãy hành động và cư xử để trẻ hiểu rằng trung thực luôn là quyết định tốt nhất.
5. Tự tin thể hiện bản thân
Có thể con bạn là một đứa trẻ nhạy cảm hoặc gặp khó khăn khi kết bạn ở trường, nhưng bạn không thể luôn có mặt để can thiệp khi trẻ cần giúp đỡ.
Dạy một đứa trẻ từ khi còn nhỏ học được cách tự đứng bằng đôi chân mình hoặc biết cách lên tiếng khi không hiểu bài trên lớp sẽ giúp trẻ rất nhiều trong cuộc sống trưởng thành sau này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Trưng quất, đào, mai ngày Tết thế nào cho đúng phong thủy? Người mệnh Kim, Thủy nên chọn quất hay đào để đắc lộc cả năm?