Đời sống

Trước khi bé tròn một tuổi, mẹ làm 5 điều này giúp bé lớn lên thông minh, khỏe mạnh

Nghiên cứu khoa học cho thấy khi bé phát triển đến khoảng 1 tuổi, sự phát triển trí tuệ có thể đạt tới 66%. Do đó, trước khi bé thổi nến lần đầu tiên, bạn hãy rèn luyện để hỗ trợ phát triển trí tuệ cho bé.

Trắc nghiệm: Khi yêu, bạn có dễ bị 'lời đường mật' dụ dỗ không? / Nấu đỗ đen cho thêm thứ này giảm ngay 7kg sau 10 ngày mà không cần ăn kiêng, thể dục

Để bé bò nhiều hơn

Bò là một giai đoạn rất quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Bé thường bắt đầu trườn, bò từ lúc 6 tháng. Bò không chỉ thúc đẩy sự phát triển, phối hợp các chức năng cơ thể trẻ mà còn thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ một cách hiệu quả.

Bởi vì trong quá trình bò, đầu và cổ của em bé cần phải được nâng lên, ngực và bụng nằm trên mặt đất và trọng lượng của cơ thể được hỗ trợ bởi các chi, để sức mạnh chân tay của bé được rèn luyện tốt hơn. Hơn nữa, khi bé biết bò, các chức năng thính giác, thị giác của trẻ cũng phát triển. Vì vậy, bố mẹ hãy để cho bé bò nhiều hơn nhé.

tong-hop-cac-kieu-bo-cua-be-cuc-ngo-nghinh-nhung-kieu-nao-cung-co-loi-cho-con1
Ảnh minh họa

Hướng dẫn bé ngồi xổm

Cơ thể của một em bé dưới 1 tuổi vốn chưa được nhanh nhẹn, linh hoạt, cơ bắp và tay chân chưa đủ khỏe. Trước khi bò thành thạo, mẹ hãy tập cho bé cách ngồi xổm. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển các kỹ năng vận động và cũng có thể giúp trẻ rèn luyện sức mạnh cánh tay và cơ cổ. Mẹ hãy cho bé ngồi xổm tầm 1-2 phút và từ từ tăng dần thời gian.

Cho bé nhìn vào gương

Em bé ở giai đoạn này có một sự tò mò mạnh mẽ về thế giới bên ngoài và khả năng bắt chước cũng rất mạnh mẽ. Mẹ nên cho bé soi gương nhiều hơn. Tất nhiên, bé có thể không biết rằng người trong gương là chính mình. Bạn làm gì, người trong gương có thể làm theo đúng như vậy. Điều này sẽ kích thích trí não trẻ phát triển tốt hơn.

Trò chuyện nhiều hơn với bé

 

Trước một tuổi, bé chưa thể nói rõ ràng. Bé chủ yếu ê a và la hét. Để bé thông minh, nhanh nhẹn hơn, mẹ hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với bé. Hãy nói với bé bằng giọng điệu nhẹ nhàng, đừng lo lắng rằng bé không thể hiểu. Trong qúa trình trò chuyện, mẹ không chỉ kết nối sợi dây tình cảm với bé mà còn giúp kích thích dây thần kinh thính giác của con và giúp cải thiện đáng kể sự phát triển não bộ.

Tro-chuyen-voi-be-yeu-1
Ảnh minh họa

Để trẻ hòa mình với thiên nhiên

Mẹ không nên sợ bé ốm, bé nghịch bẩn mà không cho bé vui chơi và hòa mình vào thiên nhiên. Đây là giai đoạncó rất nhiều năng lực của trẻ chỉ có thể nuôi dưỡng và phát huy, trong đó có "năng lực quan sát".

Việc trẻ có cách nhìn đối với những sự vật khi quan sát ở công viên, vườn hoa, vườn thú khác cách nhìn của người lớn chính là một năng lực quan trọng cần được nuôi dưỡng ở thời kỳ này. Chính năng lực ấy sẽ nở hoa dưới một hình dáng khác.

Thay vì ép trẻ học những gì trẻ không thích hãy cố gắng nuôi dưỡng những gì trẻ có hứng thú, cho trẻ được thỏa sức đắm mình trong tự nhiên để trải nghiệm, để cảm nhận thiên nhiên bằng đôi mắt của mình mới chính là những nền móng cơ bản giúp cho quá trình học tập của trẻ sau này.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm