Trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19, nên ăn uống thế nào?
Tài xế taxi Vinasun khóc nức nở vì sợ... chở nhầm khách mắc Covid-19 / Choáng ngợp Capri – hòn đảo "không Covid-19" ở châu Âu, điểm nghỉ dưỡng siêu cao cấp của người giàu trời Tây
Không để bụng đói và giữ cơ thể đủ nước trước và sau tiêm chủng vaccine. Ảnh: Internet
Không tiêm vắc xin khi bụng đói
Thật ra, ăn trước tiêm dường như không liên quan gì đến hiệu quả của vaccine, nhưng giúp bạn đủ năng lượng, tránh bị ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt, đặc biệt nếu bạn thuộc típ người hay sợ kim tiêm.
Trong quá trình hoàn thành tiêm chủng, thời gian chờ đợi trước tiêm có thể mất vài chục phút đến một giờ, và sau tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi bất kỳ phản ứng dị ứng tiềm ẩn nào.
Trong khi các cơ sở tiêm chủng không cho phép bạn ăn đồ ăn nhẹ trong khu vực chờ theo dõi. Vì vậy, các thức ăn dễ tiêu, bao gồm carbohydrate chưa tinh chế, chất béo lành mạnh và protein trước tiêm là rất cần thiết giúp bạn duy trì năng lượng trong chờ đợi, nhất là nếu bạn có cơ địa dễ hạ đường huyết.
Giữ cơ thể đủ nước
Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của tiêm vaccine Covid-19 và việc bị mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn. Bạn cần uống nhiều nước như nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác không quá nhiều đường, nên có chai nước bên cạnh để có thể uống trong ngày đi tiêm.
Tác dụngkhi uống quá nhiều bia rượu.sẽ gây khó khăn cho việc phân biệt vớitác dụng phụ của vaccine. Ảnh: Internet
Không uống bia rượu
Không uống bia rượu trước khi tiêm vaccine Covid-19. Sự kết hợp bia rượu với các tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm làm các triệu chứng nặng lên. Bia rượu cũng gây khó khăn cho việc phân biệt giữa tác dụng phụ của vaccine và tác dụng phụ của uống quá nhiều bia rượu. Mặt khác, bia rượu có thể làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Cần tránh xa bia rượu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình sau khi tiêm.
Tăng cường các thực phẩm chống viêm
Sau khi tiêm vaccine Covid-19, bạn cần hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình. Nên tăng cường các loại thực phẩm chống viêm, tránh thực phẩm tinh chế nhiều. Chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Covid-19. Tốt nhất nên tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít chế biến.
Những thực phẩm có tác dụng chống viêm là cà chua, dầu ô liu; rau lá xanhnhư rau bina, cải xoăn, rau cải, bắp cải và các loại rau lá xanh khác; các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó và nhiều loại hạt khác; cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi; trái cây, đặc biệt là dâu tây, quả việt quất, anh đào và cam.
Chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Covid-19. Ảnh: Internet
Dùng một số thực phẩm chống buồn nôn
Trong khi một số người sẽ cảm thấy khỏe mạnh bình thường sau khi tiêm vaccine, nhưng một số người có thể cảm thấy mệt mỏi buồn nôn. Bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chống buồn nôn như trà gừng hoặc gừng tươi, bạc hà, hạt thì là…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn