Trường hợp nào trẻ nên bổ sung vitamin?
5 thực phẩm khiến chị em càng ăn càng trẻ, 40 tuổi nhưng nhìn như mới 20 / 5 hoạt động giúp trẻ “cai nghiện” điện thoại thông minh
Vitamin và các chất khoáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Trẻ có sức khỏe bình thường, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ sẽ không bị thiếu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, chất lượng bữa ăn không bảo đảm, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật... sẽ bị thiếu vitamin và khoáng chất.
Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc,làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não;thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương; thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da; thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu….
Trẻ mắc bệnh lý hoặc rối loạn trao đổi chất dẫn tới ảnh hưởng khả năng hấp thụ thì nên bổ sung vitamin. Nguồn ảnh: Internet
Trường hợp nên bổ sung vitamin cho bé
Trẻ nên được bổ sung thêm một loại vitamin hoặc kháng chất nhất định nếu trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt loại dưỡng chất đó trong một số trường hợp sau:
Trẻ mắc bệnh lý hoặc rối loạn trao đổi chất dẫn tới ảnh hưởng khả năng hấp thụ, chuyển hóa vitamin, khoáng chất ví dụ như bệnh celiac, ung thư, xơ nang hoặc bệnh viêm ruột (IBD).
Trẻ phải thực hiện phẫu thuật gây ảnh hưởng tới ruột hoặc dạ dày dẫn đến kén ăn và không thể ăn các loại thực phẩm đa dạng.
Những trẻ có chế độ ăn gồm chủ yếu là thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường có xu hướng bị thiếu hụt canxi, sắt, kẽm, vitamin B12, vitamin D.1 Trẻ mắc bệnh celiac hoặc bệnh viêm ruột gặp nhiều khó khăn trong việc hấp thụ các vitamin và khoáng chất đặc biệt là sắt, kẽm và vitamin D. Trẻ bị xơ nang có thể không được bổ sung đủ các vitamin hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K.
Một nghiên cứu có sự tham gia của 937 trẻ ở độ tuổi từ 3 – 7 tuổi kén ăn cho thấy những trẻ này có xu hướng thiếu hụt sắt và kẽm. Tình trạng thiếu hụt vitamin có thể là hệ quả của việc trẻ ăn chế độ ăn mất cân bằng kéo dài, dẫn tới sự thiếu hụt các dưỡng chất này. Trong trường hợp này bạn nên cho bé thăm khám để được bác sĩ tư vấn và bổ sung đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết.
Những lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ
Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.
Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, dùng quá liều vì sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Nếu dùng loại Multivitamin ngày uống 1 viên thì không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D. Nếu dùng loại dung dịch uống, phải lấy số giọt hoặc thể tích (số ml) theo đúng bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu.
Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1g/ngày) vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách
'Sai một ly đi vạn dặm' khi sử dụng hạt tiêu đen không đúng cách
Điểm danh những sai lầm ăn uống của phái đẹp
Top 7 thực phẩm giàu estrogen giúp chị em kéo dài tuổi xuân
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết