Đời sống

Từ 3 điều ước của lão nông dân, nhìn thấu tâm đố kỵ của con người

Có câu chuyện kể rằng, một vị Thiên sứ đến nhà một người nông dân và nói với ông ấy: “Thượng đế thấy con tốt bụng, nên ban cho con ba điều ước. Nhưng kèm theo một điều kiện: dù là con ước điều gì thì người hàng xóm của con đều có cơ hội được hưởng phúc gấp hai lần con”.

5 điểm 'nhạy cảm' đàn bà khôn cấm tiệt chồng chạm vào / 7 thói xấu khiến bạn "nghèo đi từng phút", người khôn ngoan sẽ sớm từ bỏ

Người nông dân đó quá đỗi vui mừng, nói: “Hãy ban cho con một núi thóc gạo, để một năm trời con không lo thiếu lương thực”. Sáng sớm ngày hôm sau, quả nhiên trước cửa gạo chất thành đống tựa như một quả núi nhỏ. Lão nông dân vô cùng cao hứng, chuẩn bị tu sửa kho thóc để chứa số gạo kia. Thế nhưng, chợt ông lão nhìn thấy trước cửa nhà hàng xóm có đến hai đống gạo tựa như hai quả núi nhỏ, cặp vợ chồng hàng xóm này bình thường rất nghèo khó, nên mừng quýnh lên và vội vội vàng vàng ra sân mà vơ lấy, điều này khiến lão nông kia trong tâm không sao chịu nổi.

Mấy hôm sau, vị Thiên sứ kia lại đến, lão nông dân liền ước điều ước thứ hai: “Ước sao Thượng đế ban cho con một mụn con”. Quả nhiên, mười tháng sau, vợ của người nông dân liền sinh hạ một bé trai rất kháu khỉnh. Người nông dân vui mừng, mình đã có con trai, một việc đại hỷ đến nhường nào! Hàng xóm sau khi nghe tin vui, liền mang trứng gà sang chúc mừng, đồng thời cũng vui mừng mà báo tin vui cho lão nông dân kia: “Đêm hôm trước, bà nhà tôi cũng vừa sinh hạ, còn sinh đôi nữa”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lão nông dân trong tâm vô cùng khó chịu, hàng xóm kia vừa nghèo vừa không có khả năng, người vợ thì mặt toàn nếp nhăn, vừa thấp vừa xấu, vì cớ gì mà lại sinh đôi được một trai một gái kia chứ?

Nhá nhem tối ngày hôm đó, Thiên sứ lại một lần nữa hạ thế, muốn lão nông dân đề xuất điều ước thứ ba của mình. Lúc này, lão nông dân quỳ trên mặt đất thống khổ nói: “Thưa Thiên sứ, cầu xin người hãy chém đứt một tay của con được không?”. Thiên sứ ngạc nhiên: “Vì sao lại thế?”. Lão nông dân nói: “Con quả thực không sao hiểu nổi, tại sao người hàng xóm của con lại được gấp đôi phúc báo? Tại sao thế ạ? Con thà mất đi một cánh tay, cũng là vì muốn cho ông ta bị mất đi hai cánh tay, làm vậy thì trong tâm con mới thấy đôi chút dễ chịu”.

Một lúc lâu không thấy Thiên sứ nói gì, lão nông dẫn liền ngẩng đầu lên nhìn Thiên sứ, thấy Thiên sứ lệ rơi đầy mặt, nói:

“Ngươi hà tất phải hủy hại bản thân, lại còn làm hại người khác nữa? Ngươi biết không? Ngươi từng tu đạo, chính vì bởi tâm tật đố không buông bỏ được mà tu không thành, kiếp này rơi rớt đến cõi hồng trần này mà chịu khổ. Còn người hàng xóm của ngươi, đã từng là sư phụ của ngươi, phúc đức của ông ấy vĩnh viễn lớn hơn của ngươi gấp bội, ông Trời hồi báo cho ông ấy là chủ yếu, ngươi vì sao không nghĩ cho thấu đáo thế?

 

Hơn nữa việc này, cũng là đã được an bài cả rồi. Nếu như ngươi có thể không đố kỵ như vậy, khi thấy hàng xóm có chuyện tốt, thì lẽ ra nên nói lời chia vui với họ, thì sinh mệnh của ngươi cũng sẽ đắc phúc báo còn hơn rất nhiều”.

Lão nông dân liền tỉnh ngộ, đáng tiếc là hiểu ra quá muộn màng, không còn cơ hội nữa, ông ấy nhìn Thiên sứ biến mất, mà ra sức đập đầu của mình xuống đất tỏ ý hối tiếc khôn thấu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lòng đố kỵ bất cứ ai cũng có, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, cách người ta đối diện với nó như thế nào mới là vấn đề. Có những người giữ nó trong tim, âm thầm từng chút một, biến nó thành ám ảnh, còn có những người thông minh hơn, biến nó thành động lực để phấn đấu vươn lên.

 

Thấy người tài giỏi, danh tiếng tốt, đạo cao đức trọng, mình sanh lòng đố kỵ ghen ghét. Thấy người vinh hiển, mình lấy làm bực tức khó chịu, trong lòng xốn xang, lộ ra cử chỉ không bằng lòng rồi kiếm chuyện nói xấu, làm cho giảm uy tín người đó. Những chuyện như thế này không thiếu trong xã hội ngày nay.

Ganh ghét và đố kỵ hầu như thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và mọi mặt trong cuộc sống. Dễ nhận thấy nhất là khi ai đó có thành tích, địa vị, vinh dự, chuyên môn, bằng cấp, của cải, nhân duyên, gia đình hạnh phúc, thành đạt là nảy sinh ganh ghét, đố kỵ… Có người thể hiện lòng ganh ghét, đố kỵ ra ngoài, nhưng có người lại “chôn kín” ở trong lòng. Nhưng dù bất cứ hình thức nào, lòng ganh ghét, đố kỵ đều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và công việc.

Tật đố kỵ khác với sự ích kỷ nhưng lại bao hàm sự so sánh, hiềm hận và ganh tỵ. Vì sự ganh ghét trong việc thua kém hơn người khác nên ta tỏ ra thái độ đố kỵ, hiềm hận, thậm chí chúng ta còn mong muốn họ gặp thất bại trong cuộc sống.

Người có tâm đố kỵ, trước hết chính người chịu nhiều bất hạnh nhất. Họ đau khổ, dằn vặt, không có phút nào được yên. Phật dạy: “Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ. Người có tâm ganh ghét, tật đố sẽ khổ sở dai dẵng trong lòng.

Tâm đố kỵ không những hại mình mà còn hại ngươi khác, đối với người tu luyện lại càng cực kỳ nghiêm trọng. Vậy nên, chúng ta nhất định cần phải tu bỏ.

 

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm