Đời sống

Từ bỏ 4 điều tổn hại này, đời người mới có được hạnh phúc thực sự

Hạnh phúc là điều mà bất cứ ai cũng khao khát có được trong cuộc đời này. Vậy làm sao để có được hạnh phúc thực sự.

4 rào cản khiến bạn mãi giậm chân trong cuộc sống / Phật dạy về ác khẩu và quả báo, dù là ai cũng nên đọc 1 lần

Ai cũng mong ước một điều: được sống hạnh phúc và không bị đau khổ. Nhưng rất ít người hiểu được nguyên nhân thực sự của hạnh phúc và đau khổ.

Hạnh phúc ở ngay bên trong mỗi chúng ta chứ không phải ở bên ngoài. Nếu cái tâm yên ổn thì chúng ta sẽ thấy hạnh phúc. Ngoại vật, dù có tốt đẹp bao nhiêu cũng không thể mang lại cho mình hạnh phúc thực sự được.

Ảnh minh họa.

Hạnh phúc cho dù có lớn đến bao nhiêu rồi cũng sẽ có lúc phải đi đến giai đoạn suy tàn và bước sang giai đoạn đau khổ. Hình ảnh những con thiêu thân nhảy múa, bay lượn ồn ào trước những ánh lửa cũng giống hệt như hình ảnh loài người chúng ta đang lao mình vào những cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc.

Những người giàu có như giám đốc các công ty lớn World Com, Enron, những siêu sao thể thao như Mike Tyson, Simpson rồi cũng vào tù. Họ không phải là những trường hợp ngoại lệ. Họ chỉ là những trường hợp được chúng ta dễ dàng nhận ra mà thôi. Từ ngàn xưa, con người đã nhận ra rằng phía cuối con đường hạnh phúc là sự khổ đau.

Con người đau khổ là vì đi tìm hạnh phúc không đúng chỗ. Nhiều người đi tìm hạnh phúc trong khi còn đang không hiểu hạnh phúc là gì.

Ngay cả khi hạnh phúc đang có sẵn trước mặt, đang nằm ngay trong tay chúng ta mà chúng ta cũng không biết, vẫn mải miết đi tìm!

 

Muốn hạnh phúc phải biết nhận ra và loại bỏ những điều khiến ta không hạnh phúc.

Điều thứ nhất,nhận thức sai lầm, quan niệm điên đảo

Nếu không tin vào nhân quả, làm xằng làm bậy, hoặc không hiểu rõ vô thường, cho rằng hết thảy của thế gian đều là vĩnh viễn không đổi thay, ví như nói chấp trước vào cái sắc thân này, cho rằng có thể sống mãi không già, không bao giờ biến đổi, mỗi ngày đều đi trang điểm cho nó. Nhưng thật ra, hết thảy các pháp hữu vi nơi thế gian đều là bởi nhân duyên hòa hợp mà sinh khởi, là biến đổi theo thời gian, vốn không phải là bản thân ta, cũng không phải sở hữu của ta, đều là vô thường cả, như trong cuốn “Vạn thiện đồng quy tập” có nói:“Vô thường tấn tốc, niệm niệm thiên di, thạch hỏa phong đăng, thệ ba tàn chiếu, lộ hoa điện ảnh, bất túc vi dụ”.

Tạm hiểu là: “Vô thường biến đổi mau; từng niệm nối tiếp nhau; đá lửa gió đèn đó; sóng hết ánh lửa tàn; sương hoa là bóng ảnh; chẳng có gì nói thêm”. Đây đều nói rõ đạo lý vô thường của đời người.

Điều thứ hai,chấp trước vào cái tôi quá mạnh mẽ

 

Chúng ta cần phải biết rằng mọi phiền não đều là “chấp vào cái tôi” mà khởi nên, chính như “Duy Thức thuật ký” nói:

“Sở dĩ nhiều chướng ngại phiền não, đều là bởi cái chấp ngã của ta mà sinh ra những phiền não này, nếu không chấp vào cái tôi quá, thì sẽ không còn phiền não để nói đến nữa”. Chấp trước là căn nguyên của mọi đau khổ, là nguyên nhân khiến chúng ta không thể giải thoát được khỏi luân hồi sinh tử. Chúng ta nếu muốn cuộc đời của mình sống được an vui, sinh mệnh có được giải thoát cuối cùng, đắc được đại tự tại, thì cần phải phá trừ chấp trước vào cái tôi và những gì mình đã có.

Trừ bỏ 4 điều tổn hại này, đời người mới có được hạnh phúc thực sự - Ảnh 2

Điều thứ ba, tham sân si

Nói từ 12 nhân duyên, vô minh là căn nguyên của tham sân si, mà vô minh là vấn đề sót lại của mọi phiền não tham sân si trước đây, vô minh không phá trừ, thói xấu khó bỏ được, thì khó thoát ra khỏi luân hồi. Nếu như chúng ta để những phiền não này lèo lái đời người của chúng ta, thì sẽ hại người hại mình, cuối cùng ắt sẽ phải đọa lạc vào ba ác đạo, thống khổ không có hồi kết. Vậy nên chúng ta cần phải tu tập Phật Pháp, dựng nên vũ trụ quan và nhân sinh quan được giảng trong Phật Pháp, thế thì đời người mới sẽ sống được hạnh phúc, mới có thể không ngừng tiến bước trên con đường Bồ Đề vô thượng.

 

Điều thứ tư, hành vi bất thiện

Gieo nhân bất thiện, chiêu cảm quả đắng. Những thứ này đều là nhân tố tạo thành bất hạnh của đời người.

Nếu mong muốn có đời người hạnh phúc, thì hãy nên “từ bỏ mọi điều ác, tu tập mọi hạnh lành”, từ trên “nhân” tránh việc tạo tác nghiệp bất thiện, ba nghiệp thân - khẩu - ý đều là hướng về phương diện tốt đẹp, thiện lương, tích cực, đem lại lợi ích cho mọi người mà nỗ lực, như vậy sẽ không có “quả” đắng nữa.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm